Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) ngoài việc rút ngắn thời gian điều trị và giảm một nửa chi phí, đã hàn gắn những cuộc hôn nhân của các cặp vợ chồng trước nguy cơ đổ vỡ do hiếm muộn.
Bác sĩ Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ (TPHCM) đang thực hiện kỹ thuật TTTON Ảnh: Lê Nguyễn.
Vỡ òa
Lấy chồng đã 6 năm nhưng mong ước làm mẹ của Đỗ Thị Thanh H., 46 tuổi ở quận 1, TPHCM cứ tắt dần. Thấy vợ buồn bã, anh H. chồng chị nhiều lần khuyên vợ đi bước nữa. Thế nhưng khi biết được phương pháp TTTON được triển khai, anh H. và vợ đã đến tham vấn và thực hiện kỹ thuật mới này.
Sau mười một năm thực hiện phương pháp này, giờ đây ngôi nhà hiu hắt ngày xưa đã đầy ắp tiếng cười khi con trai của anh chị là cháu Châu Đỗ Thái H., 11 tuổi cao lớn, học giỏi không thua kém chúng bạn cùng trang lứa.
Cưới nhau vào năm 2002 nhưng 5 năm sau đó vợ chồng anh L.T.H ở Long An mới biết mình bị vô sinh. Đủ đường chạy chữa vẫn không có con. “Nhiều lần xung đột, cãi nhau khiến vợ chồng tôi suýt đường ai nấy đi”- anh H. nhớ lại. Vợ chồng anh đã tìm đến kỹ thuật TTTON. Sau khi được lấy trứng, cấy phôi, cuối năm 2008 cả gia đình anh H. vỡ òa trong hạnh phúc khi bé trai nặng gần 3kg chào đời. Giờ đây con anh H. gần 5 tuổi, khỏe mạnh.
Chị Hoa ở Bình Dương còn hạnh phúc hơn khi trong lần làm TTTON vào đầu năm 2010, đến cuối năm cả nhà sung sướng khi chị Hoa sinh hạ hai công chúa như thiên thần.
Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị TTTON đầu tiên của Việt Nam (tháng 8-1997). “Đây thực sự là nơi cứu cánh cho những cặp vợ chồng không may mất thiên chức làm bố, làm mẹ” - bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Trưởng khoa Hiếm muộn kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ. Theo bác sĩ Tuyết, hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 300 trường hợp hiếm muộn vô sinh.
Theo Bộ Y tế, hiện tỷ lệ hiếm muộn ở độ tuổi sinh đẻ chiếm 10% dân số. Trong đó, 51% nguyên nhân hiếm muộn ở nữ, 33% nguyên nhân do nam, 8% do cả hai và 8% không rõ nguyên nhân.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết mỗi tháng Khoa Hiếm muộn của Bệnh viện Từ Dũ thực hiện từ 150-250 ca TTTON với tỷ lệ có thai 35-40%.
Thành công 40%
Theo bác sĩ Phạm Việt Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, hiện Việt Nam thực hiện được hầu hết các kỹ thuật TTTON và trở thành nước thực hiện số ca TTTON hàng năm cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu như trước đây tỷ lệ thành công khi thực hiện TTTON là 7% thì hiện nay đã ngang với thế giới khi lên tới 40%.
Không chỉ Bệnh viện Từ Dũ thực hiện được phương pháp này, tại BV Đa khoa Vạn Hạnh hiện được xem là đơn vị đầu tiên của cả nước trang bị máy hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser mà không phải bằng thuốc như trước đây. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách làm mỏng hoặc tạo một lỗ thủng trên màng trong suốt bao quanh phôi trước khi cấy phôi vào tử cung, giúp phôi bám vào nội mạc tử cung và làm tổ.
Mới đây, BV An Sinh còn áp dụng kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn để hỗ trợ sinh sản TTTON lần đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về di truyền và sức khỏe sinh sản ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết kỹ thuật này là quá trình nuôi trưởng thành trứng người bên ngoài cơ thể giai đoạn túi mầm đến giai đoạn đầu kỳ giữa gọi là MII.
Sau đó MII sẽ được thụ tinh và phát triển thành phôi bình thường. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang áp dụng phương pháp này tỷ lệ thành công cao tới 40%, giảm được hơn 50% chi phí điều trị, thời gian.
Các phương pháp như dùng kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu, sau đó tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, cứu cánh cho đàn ông vô sinh do không có tinh trùng cũng được áp dụng nhiều tại các BV ở TPHCM hiện nay.
Sau hơn 15 năm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được ứng dụng đã có hơn 9.000 trẻ ra đời tại 13 trung tâm hỗ trợ sinh sản của cả nước, trong đó có hơn 4 nghìn trẻ tại BV Từ Dũ TPHCM.
(Theo Tienphong Online)
Bác sĩ Khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ (TPHCM) đang thực hiện kỹ thuật TTTON Ảnh: Lê Nguyễn.
Vỡ òa
Lấy chồng đã 6 năm nhưng mong ước làm mẹ của Đỗ Thị Thanh H., 46 tuổi ở quận 1, TPHCM cứ tắt dần. Thấy vợ buồn bã, anh H. chồng chị nhiều lần khuyên vợ đi bước nữa. Thế nhưng khi biết được phương pháp TTTON được triển khai, anh H. và vợ đã đến tham vấn và thực hiện kỹ thuật mới này.
Sau mười một năm thực hiện phương pháp này, giờ đây ngôi nhà hiu hắt ngày xưa đã đầy ắp tiếng cười khi con trai của anh chị là cháu Châu Đỗ Thái H., 11 tuổi cao lớn, học giỏi không thua kém chúng bạn cùng trang lứa.
Cưới nhau vào năm 2002 nhưng 5 năm sau đó vợ chồng anh L.T.H ở Long An mới biết mình bị vô sinh. Đủ đường chạy chữa vẫn không có con. “Nhiều lần xung đột, cãi nhau khiến vợ chồng tôi suýt đường ai nấy đi”- anh H. nhớ lại. Vợ chồng anh đã tìm đến kỹ thuật TTTON. Sau khi được lấy trứng, cấy phôi, cuối năm 2008 cả gia đình anh H. vỡ òa trong hạnh phúc khi bé trai nặng gần 3kg chào đời. Giờ đây con anh H. gần 5 tuổi, khỏe mạnh.
Chị Hoa ở Bình Dương còn hạnh phúc hơn khi trong lần làm TTTON vào đầu năm 2010, đến cuối năm cả nhà sung sướng khi chị Hoa sinh hạ hai công chúa như thiên thần.
Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị TTTON đầu tiên của Việt Nam (tháng 8-1997). “Đây thực sự là nơi cứu cánh cho những cặp vợ chồng không may mất thiên chức làm bố, làm mẹ” - bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Trưởng khoa Hiếm muộn kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ. Theo bác sĩ Tuyết, hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 300 trường hợp hiếm muộn vô sinh.
Theo Bộ Y tế, hiện tỷ lệ hiếm muộn ở độ tuổi sinh đẻ chiếm 10% dân số. Trong đó, 51% nguyên nhân hiếm muộn ở nữ, 33% nguyên nhân do nam, 8% do cả hai và 8% không rõ nguyên nhân.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết mỗi tháng Khoa Hiếm muộn của Bệnh viện Từ Dũ thực hiện từ 150-250 ca TTTON với tỷ lệ có thai 35-40%.
Thành công 40%
Theo bác sĩ Phạm Việt Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, hiện Việt Nam thực hiện được hầu hết các kỹ thuật TTTON và trở thành nước thực hiện số ca TTTON hàng năm cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu như trước đây tỷ lệ thành công khi thực hiện TTTON là 7% thì hiện nay đã ngang với thế giới khi lên tới 40%.
Không chỉ Bệnh viện Từ Dũ thực hiện được phương pháp này, tại BV Đa khoa Vạn Hạnh hiện được xem là đơn vị đầu tiên của cả nước trang bị máy hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser mà không phải bằng thuốc như trước đây. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách làm mỏng hoặc tạo một lỗ thủng trên màng trong suốt bao quanh phôi trước khi cấy phôi vào tử cung, giúp phôi bám vào nội mạc tử cung và làm tổ.
Mới đây, BV An Sinh còn áp dụng kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn để hỗ trợ sinh sản TTTON lần đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về di truyền và sức khỏe sinh sản ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết kỹ thuật này là quá trình nuôi trưởng thành trứng người bên ngoài cơ thể giai đoạn túi mầm đến giai đoạn đầu kỳ giữa gọi là MII.
Sau đó MII sẽ được thụ tinh và phát triển thành phôi bình thường. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang áp dụng phương pháp này tỷ lệ thành công cao tới 40%, giảm được hơn 50% chi phí điều trị, thời gian.
Các phương pháp như dùng kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu, sau đó tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, cứu cánh cho đàn ông vô sinh do không có tinh trùng cũng được áp dụng nhiều tại các BV ở TPHCM hiện nay.
Sau hơn 15 năm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được ứng dụng đã có hơn 9.000 trẻ ra đời tại 13 trung tâm hỗ trợ sinh sản của cả nước, trong đó có hơn 4 nghìn trẻ tại BV Từ Dũ TPHCM.
(Theo Tienphong Online)
0 Comments:
Post a Comment