Thursday, November 14, 2019

Thai nhi 15 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết

"Mọc tóc" là tin tức “nổi bật” nhất trong tuần này. Bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ là sự thay đổi của hình dáng đầu, mí mắt mà là toàn cơ thể.

Sự phát triển của bé

Cơ thể bé lúc này phủ một lớp lông tơ mịn mà sẽ rụng hoàn toàn vài ngày sau sinh. Các múi cơ cũng bắt đầu làm việc.

Bước sang tuần này, bé đã có thể nắm tay, liếc mắt, biết biểu cảm qua nét mặc và thậm chí là mút ngón tay cái. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, những hành vi này của bé tương ứng với sự phát triển của các xung lực trong não.

Cơ quan hô hấp của bé rất phát triển, giúp bé lọc không khí trong dịch ối để thở. Trái tim đang bơm máu luân chuyển trong cơ thể bé.

Tính từ đỉnh đầu đến mông, bé lúc này đã dài 9cm và nặng khoảng 43g. Có thể bé đang lớn nhanh hơn đầu. Tuần này, lớp gây mỏng đã phủ kín khắp cơ thể cùng với lông tơ. Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu, các nang tóc bắt đầu sản xuất các sắc tố quyết định màu tóc của bé.

Mặc dù mí mắt bé vẫn còn khép nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn chiếu một luồng sáng mạnh về phía mặt bé, bé sẽ tự quay sang hướng khác.

Nếu bạn chưa từng đi siêu âm thì đây là thời điểm rất thích hợp. Siêu âm lúc này sẽ cung cấp các thông tin sớm nhất về tình hình sức khỏe của bé: bé có bị mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác hay không.
Thai nhi 15 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết
Thai nhi tuần thứ 15: Mặc dù mí mắt bé vẫn còn khép nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn có lẽ đang cảm thấy ngày càng rạng rỡ và tràn đầy sức sống hơn so với thời điểm 3 tháng đầu, để lại tất cả những cảm giác ốm nghén sau lưng. Tuy nhiên, rất tiếc là không phải bà bầu nào cũng hoàn toàn hết ốm nghén.

Hầu hết các bà bầu trong giai đoạn này ngủ ngon hơn do bụng chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Đây cũng là tháng thích hợp cho các vận động như bơi lội, đi bộ hay tập aerobic nhẹ nhàng.

Đây cũng là thời điểm tốt để bạn thực hiện những dự định cho tương lai như thu xếp một chỗ ở gần chỗ làm hơn, sắp xếp lại công việc và nghĩ về quá trình chăm sóc trẻ sau khi bé chào đời.

Ở tuần này, bụng bầu chưa lớn nên bàng quang không bị chèn ép nhiều, bạn cũng thấy dễ ngủ và ngủ ngon hơn so với giai đoạn trước và sau này. Đây là lúc tập trung ăn uống, ngủ nghỉ, bổ sung dưỡng chất cho thai nhi phát triển.

Bạn sẽ dần thấy xuất hiện những đường sẫm màu trên vùng bụng của mình, dọc từ rốn trở xuống và nó sẽ ngày càng đậm hơn khi bụng bầu to dần lên.

Ngoài ra, các sắc tố da của bạn cũng xuất hiện những thay đổi đáng kể như nốt ruồi, tàn nhang, nhiều vùng da sẫm màu xuất hiện. Đây là những thay đổi khi mang thai, và da bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh em bé.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này, bạn có thể bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách xoa bụng, gõ gõ tay vào bụng cũng như đặt headphone lên bụng trong khi chính bạn cũng đang nghe bản nhạc đó.

Những việc cần lưu tâm

Bạn mang bầu khi đã nhiều tuổi?

Thực phẩm trong các bữa ăn cùng bạn bè, đi ăn ở nhà hàng, ăn ở những nơi lạ....

Nếu chưa làm xét nghiệm nước tiểu trước đó thì bây giờ là thời điểm thích hợp.

Những lo lắng thường gặp

Mọi biểu hiện ốm đau khi mang bầu đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng nếu đó chỉ là xổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, với các vi rút gây bệnh Thủy đậu, viêm gan B, Rubella... thì bạn lại cần hết sức cảnh giác khi có những biểu hiện của các bệnh này.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bác sĩ bắt đầu đo chiều cao tử cung và vòng bụng của bạn vào từng thời điểm trước khi sinh. Chiều cao tử cung sẽ được đo từ đỉnh xương mu đến đáy tử cung. Việc khám ở những bệnh viện lớn nhưng nếu không được cùng một người đo, kết quả biểu đồ về chiều cao tử cung, thước đo phát triển của bé, sẽ không chính xác. Chiều cao tử cung cũng tùy thuộc vị trí của trẻ ở trong bụng. Chiều cao tử cung dài thì có thể trẻ ở tư thế đứng, trong khi chiều cao tử cung ngắn thì có thể bé ở tư thế nằm ngang. Siêu âm hay khám vùng chậu có thể xác định các trường hợp này.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nữ mang thai có các thắc mắc về tư thế ngủ trong lúc mang thai. Tốt nhất bạn nên nằm nghiêng sang một bên. Đây là tư thề ngủ dễ chịu nhất. Nằm ngửa sẽ gây đè ép lên động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phương tiện cung cấp máu cho phần dưới cơ thể bạn và cho bé. Gần tới ngày sinh, nằm ngửa có thể làm bạn khó thở. Nằm nghiêng sẽ không làm cho tử cung đè lên bao tử của bạn, giúp bạn thấy thoải mái hơn. Cách tốt nhất là ngủ nằm nghiêng và sử dụng vài cái gối mềm và gối nhỏ dành cho phụ nữ mang thai. Các loại gối này giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Có thể kê gối sau lưng hay giữa hai đầu gối để thoải mái vá ít căng bụng.

Dành cho ba của bé

Bạn cần quen với tư thế ngủ nghiêng của vợ, giúp vợ điều chỉnh gối để vợ cảm thấy dễ chịu. Massage chân và lưng cho vợ trước khi đi ngủ để vợ thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Nếu chồng giật mình vào giữa đêm hay dậy sớm hơn vợ, hãy thật nhẹ nhàng, vì vợ bạn sẽ rất khó ngủ lại nếu cô ấy bị đánh thức.

Tổng hợp

Thai nhi 15 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment