Thursday, November 14, 2019

Những điều mẹ cần biết: Thai nhi 14 tuần tuổi

Tử cung của bạn lúc này đủ lớn để cả thế giới biết rằng bạn đang mang thai. Nhưng bé yêu trong bụng thì vẫn còn nhỏ lắm, mới chỉ có kích cỡ bằng nửa quả chuối thôi.

Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này mới chỉ dài khoảng 8cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 23g. Mặc dù vậy nhưng nếu được nhìn thấy bé lúc này, bạn sẽ thấy bé hoàn chỉnh đến thế nào khi các dấu vân tay bé xíu cũng đã rất rõ nét.

Và khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày) bé sẽ cảm nhận được và nếu có một cái núm vú lúc này, chắc chắn bé sẽ không rời miệng khỏi nó đâu.

Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông măng mọc nhiều trên cơ thể bé để bảo vệ da cho bé, lông măng sẽ tiếp tục mọc chừng nào bé còn trong bụng mẹ và cơ thể bé đã sản xuất nước tiểu.

Bé có thể liếc mắt, nhăn mặt và tiểu vào dịch ối – đồng thời cũng mút lấy dinh dưỡng từ chính dịch ối quanh bé.

Tay bé phát triển dài ra, cân đối với phần còn lại của cơ thể. Chân bé cũng phát triển nhưng sẽ còn tiếp tục dài ra trong mấy tuần sắp tới. Bé cũng bắt đầu có vân tay – dấu ấn riêng độc đáo của mình.

Gan bé bắt đầu có mật – dấu hiệu cho thấy cơ quan này đã bắt đầu làm nhiệm vụ chính. Lá lách cũng góp phần giúp cơ thể bé tạo ra các tế bào hồng cầu.

Cơ quan sinh sản của bé phát triển mạnh mẽ trong tuần này. Nếu là một cô công chúa thì bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi đấy. Và sẽ chỉ thêm 1 triệu quả trứng nữa cho tới khi bé chào đời. Những trứng này chỉ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.

Bác sĩ có thể nghe được tim bé bằng ống nghe sau tuần thứ 14. Mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận rõ, nhưng bé thực sự rất hiếu động trong bụng của bạn.
Những điều mẹ cần biết: Thai nhi 14 tuần tuổi
Thai nhi tuần thứ 14: Bác sĩ có thể nghe được tim bé bằng ống nghe sau tuần thứ 14. Mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận rõ, nhưng bé thực sự rất hiếu động trong bụng của bạn.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn đã bước vào giai đoạn thai kỳ thứ 2, giai đoạn kéo dài từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6. Và bây giờ là 2 tin tốt lành cho bạn: Thứ nhất là nguy cơ sẩy thai đột ngột và thứ 2 là các triệu chứng ốm nghén đã giảm hẳn. Bạn có thể lại “yêu” chồng khi năng lượng sống đang ngày càng trở nên dồi dào trong huyết quản.

Nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái thì có thể là triệu chứng này sẽ theo bạn trong suốt 26 tuần còn lại.

Chuyện “lâm bồn” vẫn còn xa xôi lắm nhưng ngực đã bắt đầu tiết sữa non, loại sữa cực kỳ bổ dưỡng và cần thiết đối với trẻ mới sinh, trước khi sữa trưởng thành “kéo về”. Thậm chí ngay cả khi ngực bạn rất nhỏ thì bạn vẫn có thể cho con bú bởi kích cỡ không quan trọng nếu nguồn sữa của bạn luôn dồi dào.

Cơ thể của bạn

Tử cung của bạn lúc này có kích thước như một quả bưởi to. Trong thời gian mang thai, tử cung sẽ tăng lên gấp 20 lần trọng lượng và kích thước của nó sẽ kéo dài từ 3cm đến 38cm. Trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn 20% so với bình thường để đáp ứng đủ lượng máu tăng lên trong cơ thể bạn.

Giai đoạn này triệu chứng ốm nghén gần như giảm hẳn và nguy cơ bạn bị sảy thai cũng được giảm đáng kể. Bạn có thể yên tâm tẩm bổ, ăn uống thêm và chuẩn bị dưỡng chất cho con.

Soi gương để thấy sự khác biệt

Khi nhìn vào cơ thể của bạn, bạn sẽ thấy những thay đổi lạ thường đang diễn ra mà bạn có thể thấy rất rõ: bộ ngực của bạn to hơn bình thường rất nhiều, vòng eo của bạn gần như không còn nữa.

Đứng nghiêng sang một bên, bạn sẽ thấy bụng mình nhô ra rất lạ, chỉ nhô ra ở phần dưới rốn, quần áo thì bắt đầu không thể nào vừa nữa rồi: có lẽ đây là thời điểm bạn nên đầu tư thêm một ít quần áo bà bầu để mặc trong suốt 6 tháng tới.

Lời khuyên hữu ích

Cảm giác buồn nôn, nôn ói không còn nữa nhưng ợ nóng thì vẫn có thể tiếp tục. Vì thế ăn một vài miếng đu đủ lúc này sẽ rất hiệu quả. Đu đủ sẽ giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu này

Những việc cần quan tâm

Nếu bạn đã hết ốm nghén, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác đói cồn cào. Hãy luôn chuẩn bị các loại sa lát hoa quả hay rau tươi để làm món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói.

Dạo này tự nhiên bạn trước nên hay quên. Thực ra là không đáng để bạn phải lo ngại đâu.

Hoạt bát rất tốt khi bầu bí nhưng bạn cũng cần kiểm soát được cơ thể.

Những lo lắng thường gặp

Bạn cần luôn biết mình ăn gì và những thực phẩm đó có ảnh hưởng gì tới thai nhi không.

Bây giờ cơ thể bạn đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Nếu thấy khó lòng từ bỏ những thực phẩm nguy cơ cao thì hãy lưu ý cách chế biến chúng nhé.

Có an toàn không khi dùng các loại chất béo rán, nấu?

Các loại dầu nấu, dầu hydrogenated đều có thể chuyển hóa thành chất béo trans không có lợi cho cơ thể khi bị đun ở nhiệt độ cao. Lúc này, tính chất của các loại dầu này cũng chẳng khác gì các loại chất béo chuyển hóa. Các tốt nhất là dùng dầu thực vật như dầu ngô, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu thầu dầu khi chế biến.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy rất uể oải vào thời điểm này của thai kỳ. Đừng lo lắng; trạng thái uể oải thường gặp trong suốt thời kì mang thai. Bạn có thể cảm thấy phấn khích nhưng bạn cũng có thể bị căng thẳng. Bạn có thể tự đặt câu hỏi cho chính mình như:

- Tôi có trở thành người mẹ tốt không?

- Tôi sẽ xoay xở về tài chính như thế nào?

- Con tôi có khỏe mạnh không?

- Tôi có chuẩn bị đầy đủ cho đứa con sắp chào đời của tôi chưa?

Hãy nhớ, mang thai là một sự kiện làm thay đổi cả cuộc sống của bạn cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Cơ thể bạn có thể bắt đầu xuất hiện nốt ruồi, hoặc một số nốt ruồi có sự thay đổi trong lúc mang thai. Những thay đổi này có thể liên quan đến thai kỳ, hãy đến bác sỉ để có được lời khuyên đúng đắn nhất.

Dành cho ba của bé

Trong suốt thời gian đầu của thai kỳ, thai phụ thường mệt mỏi. Vợ bạn có thể tranh thủ chợp mắt khi cô ấy đi làm về hay làm việc lặt vặt. Nếu các bạn đã có con, hãy chơi với chúng để cô ấy có thời gian yên tĩnh nghỉ ngơi. Cô ấy sẽ đánh giá cao cử chỉ chu đáo này, và nếu thực sự muốn làm cô ấy hạnh phúc, bạn có thể làm cho cô ấy ngạc nhiên bằng cách chuẩn bị sẵn bữa tối khi cô ấy thức dậy.

Tổng hợp

Những điều mẹ cần biết: Thai nhi 14 tuần tuổi Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment