Thursday, November 14, 2019

Thai nhi 16 tuần tuổi: kiến thức cho mẹ

Bé vẫn còn rất nhỏ, mới chỉ nằm vừa vặn trong lòng bàn tay của bạn. Mặc dù bạn đã tăng 2,2 - 4,5kg nhưng bé yêu mới chỉ nặng có 70g và chiều dài từ đỉnh đầu đến mông mới chỉ là 11cm.

Sự phát triển của bé

Nét mới nhất của tuần này đó là sự nhảy cảm với ánh sáng và bé bắt đầu nấc cụt liên tục, một dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở. Bạn không thể nghe thấy những tiếng động đó bởi vì khí quản của bé lúc này toàn chất lỏng chứ chưa phải là khí.

Chân bé đang dài ra hơn so với tay, các móng tay đã hình thành đầy đủ và tất cả các cơ, bé thậm chí còn có thể cử động các ngón tay.

Thân bé căng, thẳng ra và đầu được giữ thẳng với hai mắt đã chuyển dịch về phía trước, còn hai tai bé đã dịch từ cổ về đúng vị trí trên đầu.

Lúc này, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của bé qua máy siêu âm do cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển đẩy đủ.

Tổng số tế bào thần kinh của bé lúc này cũng tương đương số tế bào thần kinh của người trưởng thành. Sự liên kết giữa dây thần kinh và cơ được thành lập, giúp các chi cử động được ở các khớp khi bị kích thích. Hệ tuần hoàn máu và cơ quan đường tiết niệu của bé đã hoạt động. Cứ 30 - 45 phút bé lại đi tiểu 1 lần.

Mặc dù mí mắt khép, nhưng mắt bé vẫn chuyển động qua lại.  Bé cũng có thể biểu lộ một số cảm xúc trên gương mặt, thậm chí bé còn nhíu mày. Những chuyển động của bé trong bụng bạn rất nhẹ, chỉ như cảm giác một cái quẫy đuôi của cá và bạn sẽ khó mà phân biệt được (nếu bạn mang thai lần đầu).
Thai nhi 16 tuần tuổi: kiến thức cho mẹ
Thai nhi tuần thứ 16: Hệ tuần hoàn máu và cơ quan đường tiết niệu của bé đã hoạt động. Cứ 30 - 45 phút bé lại đi tiểu 1 lần.

Sự thay đổi của người mẹ

Một trong những thời điểm thú vị nhất của giai đoạn mang thai đang rất gần: đó là cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những lần “máy bụng” đầu tiên. Bạn có thể cảm nhận những ngọ ngoạy đầu tiên này giống như là có ai đó vỗ nhẹ vào bụng bạn.

Hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được điều này trong khoảng thời gian 16 - 20 tuần thai vì thế đừng lo lắng nếu bé vẫn quá “ngoan ngoãn” ở thời điểm này. Nếu đây không phải là bé đầu lòng, bạn sẽ cảm nhận được thai đang “máy bụng” sớm hơn nữa.

Đây cũng thời điểm bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm tiền sinh như chọc ối, siêu âm (thường được thực hiện trong thời điểm 15 – 20 tuần thai). Chọc ối thường được khuyến nghị đối với phụ nữ ngoài 35 hoặc đã từng sinh bé mắc dị tật.

Hệ miễn dịch của bạn lúc này sẽ có chút thay đổi dù không đáng kể. Vì thế, bạn nên lưu ý rằng bạn có thể dễ bị ho và cảm lạnh hơn lúc bình thường. Mặc dù chúng có thể làm bạn bực bội, mệt mỏi nhưng những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi. Những viêm nhiễm khác cũng có thể gặp khi bạn mang thai như sởi, rubella... mới cần được chăm sóc đặc biệt. Mặc dù bệnh “giời leo” không gây hại cho thai nhi nhưng bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các bà bầu khác.

Lời khuyên hữu ích

Nếu có điều kiện, hãy tham gia các lớp tập aerobic dưới nước dành cho các bà bầu. Đây là một trong những cách tuyệt vời nhất để bạn có thể sinh nở dễ dàng.

Có lẽ bạn đang gặp khó khăn với việc ăn mặc của mình bởi với những thay đổi hiện tại, bạn không còn mặc vừa quần áo trước đây nữa và cần lên kế hoạch sắm một ít đồ mới.

Cần tính đến những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái mà bạn có thể mặc được cho tới khi lâm bồn chứ không nên mua quần áo mới vừa vặn với kích thước cơ thể hiện tại, bởi từ giờ, em bé sẽ lớn lên rất nhanh.

Những điều cần lưu tâm

Luôn uống nhiều nước để tránh bị khử nước.

Thực hiện những động tác yoga phù hợp để cơ thể luôn mềm dẻo trong suốt quá trình thai nghén.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Chỉ sau vài tuần nữa thôi, bạn sẽ khám sức khỏe trước khi sinh đấy! Trong những lần khám này, bác sĩ sẽ khuyên bạn cần thực hiện những cuộc kiểm tra như:

Siêu âm.

Chất đạm Alpha–Feta (AFP).

Cuộc kiểm tra ba phần.

Chọc ối.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những vấn đề như sau:

Những triệu chứng của dây chằng.

Những cơn co thắt dạ con trước khi sinh.

Chọn một bác sĩ nhi khoa.

Giai đoạn trước khi sinh.

Giai đoạn sinh con.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Vào khoảng giữa tuần 16 và 20, bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được cử động của bé sau 20 tuần. Những cử động đầu tiên của bé thường được mô tả như những dao động hay những bọt khí. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn có thể cảm nhận được và cũng có thể không cảm nhận được những cử động của con mình. Số lần cử động và thời điểm bé cử động có thể khác ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy, nó không giúp các bà mẹ đánh giá được tình trạng mang thai hiện tại so với những lần mang thai trước đây.

Các bà mẹ nên nằm ngủ một bên. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa khi đang mang thai tuần 16. Đây là lý do vì sao ở giai đoạn này, các bà mẹ cần sử dụng gối để hỗ trợ cơ thể khi ngủ. Việc này giúp các bà mẹ giữ được tư thế nằm một bên suốt đêm.

Dành cho ba của bé

Đôi khi, các bà mẹ sẽ cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé trong vài tuần tiếp theo. Điều này càng làm tình mẫu tử thêm khắng khít. Chính lúc này, các ông bố thường cảm thấy mình bị bỏ rơi. Các ông bố cũng có thể cảm nhận được những cử động của bé và trao dồi tình cảm của mình dành cho bé nhiều hơn bằng cách trò chuyện hàng ngày với bé. Nếu không biết phải nói gì, các ông bố có thể đọc hoặc hát cho bé nghe.

Tổng hợp

Thai nhi 16 tuần tuổi: kiến thức cho mẹ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment