Rất nhiều nghiên cứu về chứng mất ngủ ở trẻ em và đã chỉ ra rằng, trẻ em sẽ có những vấn đề về hành vi và hành động nếu chúng không được ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Vậy vì sao trẻ khó ngủ?
Do bố mẹ chăm lo quá mức
Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ
Cha mẹ thức khuya, có chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng là tấm gương xấu để trẻ bắt chước hoặc cha mẹ quá nuông chiều cho trẻ chơi khuya và chỉ ngủ khi đã quá mệt.
Trẻ bị căng thẳng tâm lý
Khi trẻ có những căng thẳng về tâm lý, trong giấc ngủ, trẻ có thể gặp ác mộng, mộng du hay những cơn khiếp sợ. Ác mộng là giấc mơ gây sợ hãi thường xảy ra trong thời gian nửa đêm đến sáng. Khi thức giấc, trẻ có thể kể cho cha mẹ nghe điều trẻ đã thấy trong giấc mơ. Trẻ có thể khóc và hoảng sợ, khó ngủ lại được.
Trẻ đái dầm
Đái dầm thường thấy trong 40% ở trẻ dưới 3 tuổi. Đái dầm có thể do bàng quang của trẻ chưa phát triển đủ để chứa lượng nước tiểu suốt đêm hoặc do trẻ chưa nhận biết khi nào bàng quang đầy và thức dậy đi tiểu. Cũng có thể do trẻ bị căng thẳng tâm lý vì thay đổi trong sinh hoạt gia đình, mẹ mới sinh em bé, cha mẹ chia tay, đổi chỗ ở. Những tình huống này có thể làm cho một trẻ đái dầm tái phát sau khi đã hết một thời gian.
Do thiếu dấu hiệu
Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích như: búp bê, mền… Làm thế nào để giúp trẻ có giấc ngủ tốt?
Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.
Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng, vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ.
Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi, cho xem phim ảnh kinh dị...). Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, nên nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho ngủ lại, không la mắng.
Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như: “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”... để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.
Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm), cần đưa đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến bác sĩ.
(Theo Sức khỏe & Đời sống // Pareant)
0 Comments:
Post a Comment