Vào mùa hè, môi trường nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn (vi trùng) "tung hoành", đặc biệt tốc độ sinh sản của chúng càng tăng nhanh trong môi trường giàu dinh dưỡng như thức ăn. Đó là lý do tại sao mùa nóng thức ăn mau bị hư, chua và ngộ độc thực phẩm là bệnh thường xảy ra.
"Hạ nhiệt độ", giảm vi khuẩn
Cần bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh hoặc đông đá thực phẩm: tức là hạ nhiệt độ xuống không những hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn giữ cho thực phẩm lâu bị hư hỏng. Khi thực phẩm được đông đá, vi khuẩn không thể phát triển nên ta có thể dự trữ thịt, cá sống trong tủ đông suốt nhiều tháng.
Mặt khác, thời tiết nắng nóng cũng làm thức ăn mau bị khô, héo, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Vì vậy, ngay sau khi đi chợ về, bạn hãy nhanh chóng làm sạch các loại thức ăn tươi sống. Phần nào chưa ăn, chưa dùng ngay thì cho vào bao ni lông hay hộp đậy nắp, để dự trữ ở ngăn đá (đối với thịt, cá, tôm... sống) hoặc ngăn mát (đối với các loại rau củ quả).
Bạn cần lưu ý nên phân chia sẵn thực phẩm ra những phần nhỏ vừa đủ ăn mỗi bữa hay mỗi ngày trước khi cho vào tủ lạnh, tránh tình trạng đem nguyên "cục" thịt lớn ra ngoài rã đông để sau đó chỉ cắt một phần nhỏ dùng, rồi lại cho phần còn lại vào tủ lạnh... sẽ không tốt về mặt dinh dưỡng. Thay vào đó còn làm "biến chất, mất chất" thực phẩm và cũng không an toàn về mặt vệ sinh.
Thức ăn rửa sạch, nấu chín
Khi lựa chọn các loại đồ hộp bạn nên chú ý: vi khuẩn phát triển sẽ sinh hơi, nếu thấy nắp hộp phồng lên là chứng tỏ thực phẩm bên trong đã bị hư mặc dù có thể còn trong hạn sử dụng.
Đối với các thực phẩm nấu ăn trong ngày, sau khi rửa sạch, bạn nên ướp, nấu rồi ăn sớm nếu có thể để thực phẩm còn giữ nhiều chất dinh dưỡng và chưa bị vi khuẩn xâm nhập.
Nếu chưa nấu ngay bạn có thể bọc kín lại và để tạm trong tủ lạnh ở ngăn tủ mát phía trên gần ngăn đá (nhớ phân biệt và cách ly thực phẩm sống - chín trong tủ lạnh).
Nấu chín kỹ thức ăn để diệt hết các loại vi trùng. Sau khi dùng bữa, thức ăn thừa nên cho ngay vào tủ lạnh, lưu trữ tối đa 24-48 giờ tùy loại, khi lấy ra dùng lại phải hâm thật kỹ trước khi ăn.
Rửa rau quả tươi sống: bước đầu tiên là rửa sạch đất cát, trứng giun sán bám trên lá, bước thứ hai là ngâm trong nước sạch hoặc nước muối khoảng 8-10 phút phòng thuốc trừ sâu, cuối cùng rửa sạch thêm một - hai lần nữa cho đến khi nước trong. Đối với rau lá lớn như họ cải, rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy là cách tốt nhất để loại cả phân bón lẫn thuốc trừ sâu.
Ruồi nhặng cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm ngộ độc thức ăn. Mâm cơm cần được che đậy cẩn thận.
Đối với sữa cần bảo quản cẩn thận vì là môi trường rất tốt cho vi sinh vật phát triển, nhất là sau khi đã pha chế. Sữa bò tươi tốt, không nhiễm bệnh cần được tiệt trùng 70 độ C trong 30 phút, nếu nghi ngờ nên nấu sôi 100 độ C trong 5 phút.
Cẩn thận ăn uống bên ngoài
Thời tiết chuyển mùa nắng nóng khiến con người nhanh mệt mỏi do mất nước nhiều qua mồ hôi, tạo cảm giác không muốn ăn, khát nước, đến bữa chỉ muốn tìm một món gì "nước nước" cho đỡ khô...
Khi đi ăn ngoài tiệm, bạn nên chọn chỗ ăn uống có bàn ghế kê cao ráo (khoảng cách tối thiểu từ mặt đất đến bàn ăn là 60cm) để giảm bớt bụi bay vào chén do đi lại. Bên cạnh đó chén, bát, ly, muỗng phải sạch sẽ, thức ăn hàng quán cũng cần để trong tủ kính che chắn kỹ... để tránh hấp dẫn ruồi bay đến. Các loại rau, giá trụng tuy không diệt hết vi khuẩn nhưng cũng như một lần rửa sơ qua.
Cảnh giác với những loại thức ăn, nước uống có nhiều màu sắc sặc sỡ vì hương liệu, phẩm màu có thể làm chúng ta bị ngộ độc, không lúc này thì cũng ảnh hưởng về sau.
Trong những ngày nóng nực này, điều quan trọng là bạn không để cơ thể bị mất nước sẽ rất mau mệt mỏi, uể oải, dễ viêm họng. Hãy mang theo người một chai nước lọc hoặc các thức uống ưa thích khác và nhớ thường xuyên uống nước, đặc biệt khi bạn bị mất nhiều mồ hôi hoặc công việc đòi hỏi phải ra ngoài nắng.
BS. Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
(Nguồn: Dinhduong)
"Hạ nhiệt độ", giảm vi khuẩn
Cần bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh hoặc đông đá thực phẩm: tức là hạ nhiệt độ xuống không những hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn giữ cho thực phẩm lâu bị hư hỏng. Khi thực phẩm được đông đá, vi khuẩn không thể phát triển nên ta có thể dự trữ thịt, cá sống trong tủ đông suốt nhiều tháng.
Mặt khác, thời tiết nắng nóng cũng làm thức ăn mau bị khô, héo, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Vì vậy, ngay sau khi đi chợ về, bạn hãy nhanh chóng làm sạch các loại thức ăn tươi sống. Phần nào chưa ăn, chưa dùng ngay thì cho vào bao ni lông hay hộp đậy nắp, để dự trữ ở ngăn đá (đối với thịt, cá, tôm... sống) hoặc ngăn mát (đối với các loại rau củ quả).
Bạn cần lưu ý nên phân chia sẵn thực phẩm ra những phần nhỏ vừa đủ ăn mỗi bữa hay mỗi ngày trước khi cho vào tủ lạnh, tránh tình trạng đem nguyên "cục" thịt lớn ra ngoài rã đông để sau đó chỉ cắt một phần nhỏ dùng, rồi lại cho phần còn lại vào tủ lạnh... sẽ không tốt về mặt dinh dưỡng. Thay vào đó còn làm "biến chất, mất chất" thực phẩm và cũng không an toàn về mặt vệ sinh.
Thức ăn rửa sạch, nấu chín
Khi lựa chọn các loại đồ hộp bạn nên chú ý: vi khuẩn phát triển sẽ sinh hơi, nếu thấy nắp hộp phồng lên là chứng tỏ thực phẩm bên trong đã bị hư mặc dù có thể còn trong hạn sử dụng.
Đối với các thực phẩm nấu ăn trong ngày, sau khi rửa sạch, bạn nên ướp, nấu rồi ăn sớm nếu có thể để thực phẩm còn giữ nhiều chất dinh dưỡng và chưa bị vi khuẩn xâm nhập.
Nếu chưa nấu ngay bạn có thể bọc kín lại và để tạm trong tủ lạnh ở ngăn tủ mát phía trên gần ngăn đá (nhớ phân biệt và cách ly thực phẩm sống - chín trong tủ lạnh).
Nấu chín kỹ thức ăn để diệt hết các loại vi trùng. Sau khi dùng bữa, thức ăn thừa nên cho ngay vào tủ lạnh, lưu trữ tối đa 24-48 giờ tùy loại, khi lấy ra dùng lại phải hâm thật kỹ trước khi ăn.
Rửa rau quả tươi sống: bước đầu tiên là rửa sạch đất cát, trứng giun sán bám trên lá, bước thứ hai là ngâm trong nước sạch hoặc nước muối khoảng 8-10 phút phòng thuốc trừ sâu, cuối cùng rửa sạch thêm một - hai lần nữa cho đến khi nước trong. Đối với rau lá lớn như họ cải, rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy là cách tốt nhất để loại cả phân bón lẫn thuốc trừ sâu.
Ruồi nhặng cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm ngộ độc thức ăn. Mâm cơm cần được che đậy cẩn thận.
Đối với sữa cần bảo quản cẩn thận vì là môi trường rất tốt cho vi sinh vật phát triển, nhất là sau khi đã pha chế. Sữa bò tươi tốt, không nhiễm bệnh cần được tiệt trùng 70 độ C trong 30 phút, nếu nghi ngờ nên nấu sôi 100 độ C trong 5 phút.
Cẩn thận ăn uống bên ngoài
Thời tiết chuyển mùa nắng nóng khiến con người nhanh mệt mỏi do mất nước nhiều qua mồ hôi, tạo cảm giác không muốn ăn, khát nước, đến bữa chỉ muốn tìm một món gì "nước nước" cho đỡ khô...
Khi đi ăn ngoài tiệm, bạn nên chọn chỗ ăn uống có bàn ghế kê cao ráo (khoảng cách tối thiểu từ mặt đất đến bàn ăn là 60cm) để giảm bớt bụi bay vào chén do đi lại. Bên cạnh đó chén, bát, ly, muỗng phải sạch sẽ, thức ăn hàng quán cũng cần để trong tủ kính che chắn kỹ... để tránh hấp dẫn ruồi bay đến. Các loại rau, giá trụng tuy không diệt hết vi khuẩn nhưng cũng như một lần rửa sơ qua.
Cảnh giác với những loại thức ăn, nước uống có nhiều màu sắc sặc sỡ vì hương liệu, phẩm màu có thể làm chúng ta bị ngộ độc, không lúc này thì cũng ảnh hưởng về sau.
Trong những ngày nóng nực này, điều quan trọng là bạn không để cơ thể bị mất nước sẽ rất mau mệt mỏi, uể oải, dễ viêm họng. Hãy mang theo người một chai nước lọc hoặc các thức uống ưa thích khác và nhớ thường xuyên uống nước, đặc biệt khi bạn bị mất nhiều mồ hôi hoặc công việc đòi hỏi phải ra ngoài nắng.
BS. Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
(Nguồn: Dinhduong)
0 Comments:
Post a Comment