Quảng Nam là “một điểm đến hai di sản”: một Hội An còn được gọi là Hoài Phố, vừa sâu lắng vừa nhộn nhịp, đầy sức sống và khu tháp Mỹ Sơn trầm mặc với thời gian. Ẩm thực xứ Quảng cũng mang nhiều nét đặc trưng với nhiều món ngon đi vào ký ức thực khách như cao lầu, mì Quảng, bánh hồng, bánh vạc, xí mà… và cả bánh ú tro mộc mạc hương quê.
Bánh ú tro gói bằng lá tre lồ ô. Ảnh: Kim Loan
Du khách đến Quảng Nam thường bắt gặp những dãy hàng bánh ú tro bày bán khắp các chợ; không mấy ai không dừng chân mua một ít để thưởng thức, rồi sau đó lại tìm đến mua thêm vài chục bánh đem về làm quà cho người thân.
Để có được những chiếc bánh ú tro thơm ngon làm nên đặc sản của xứ Quảng và chiếm được tình cảm của du khách thập phương là cả một nghệ thuật cùng sự khéo léo, tinh tế của người làm bánh.
Nguyên liệu để làm bánh ú tro là nếp. Chọn loại nếp mới gặt trong vụ xuân hè, hạt chắc, mẩy, thơm. Nước tro ngâm nếp tốt nhất là tro đốt từ cây mè. Đổ tro vào chậu, khuấy đều, chờ cho tro thấm nước, lắng xuống đáy thau thì chắt lấy phần nước trong bên trên rồi đổ nếp (đã được vút sạch) vào ngâm ba ngày ba đêm rồi vớt nếp ra vo lại cho sạch, đổ ra rổ, để ráo nước.
Lá gói bánh là loại lá của cây tre lồ ô trên núi. Bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, người nội trợ cho lượng nếp vừa đủ vào lòng chiếc lá (uốn thành hình chiếc phễu) rồi gói lại và bẻ mép lá ở hai đầu bánh sao cho thật khít, thật đều và thật đẹp mắt. Khâu buộc lạt cũng quan trọng không kém, lạt phải buộc chặt vừa phải nhằm giúp hạt nếp được nở và chín đều.
Bánh gói xong được xâu thành từng chùm, mỗi chùm gồm mười chiếc rồi luộc trên bếp củi. Theo kinh nghiệm của mình, người Quảng luộc bánh trong khoảng thời gian tàn một cây hương là bánh chín.
Những chiếc bánh ú tro khi luộc chín có màu vàng ươm của nếp ngâm tro và màu vàng xanh của lá tre lồ ô luộc chín rất đẹp và bắt mắt. Hương vị của bánh ú tro cũng rất thơm ngon, dai dai và thoảng hương thơm của hạt nếp ngoài đồng và hương lá tre lồ ô quyến rũ.
Bánh ú tro ăn không đã thấy ngon mà ăn kèm đường kính trắng lại càng ngon hơn nữa. Những hương vị ngọt ngào quyện lẫn vào nhau, mềm mại, dẻo thơm, ngon biết bao! Một người có thể ăn đến cả chục chiếc bánh mà vẫn không ngấy.
Không chỉ là món ăn chơi ngon miệng, là thức quà không thể thiếu trong hành lý của khách thập phương khi rời xứ Quảng, bánh ú tro còn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của người Quảng trong những ngày Rằm, mồng Một, tết Đoan Ngọ hay tết Nguyên đán hằng năm.
(Theo Thời báo kinh tế SG)
Bánh ú tro gói bằng lá tre lồ ô. Ảnh: Kim Loan
Du khách đến Quảng Nam thường bắt gặp những dãy hàng bánh ú tro bày bán khắp các chợ; không mấy ai không dừng chân mua một ít để thưởng thức, rồi sau đó lại tìm đến mua thêm vài chục bánh đem về làm quà cho người thân.
Để có được những chiếc bánh ú tro thơm ngon làm nên đặc sản của xứ Quảng và chiếm được tình cảm của du khách thập phương là cả một nghệ thuật cùng sự khéo léo, tinh tế của người làm bánh.
Nguyên liệu để làm bánh ú tro là nếp. Chọn loại nếp mới gặt trong vụ xuân hè, hạt chắc, mẩy, thơm. Nước tro ngâm nếp tốt nhất là tro đốt từ cây mè. Đổ tro vào chậu, khuấy đều, chờ cho tro thấm nước, lắng xuống đáy thau thì chắt lấy phần nước trong bên trên rồi đổ nếp (đã được vút sạch) vào ngâm ba ngày ba đêm rồi vớt nếp ra vo lại cho sạch, đổ ra rổ, để ráo nước.
Lá gói bánh là loại lá của cây tre lồ ô trên núi. Bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, người nội trợ cho lượng nếp vừa đủ vào lòng chiếc lá (uốn thành hình chiếc phễu) rồi gói lại và bẻ mép lá ở hai đầu bánh sao cho thật khít, thật đều và thật đẹp mắt. Khâu buộc lạt cũng quan trọng không kém, lạt phải buộc chặt vừa phải nhằm giúp hạt nếp được nở và chín đều.
Bánh gói xong được xâu thành từng chùm, mỗi chùm gồm mười chiếc rồi luộc trên bếp củi. Theo kinh nghiệm của mình, người Quảng luộc bánh trong khoảng thời gian tàn một cây hương là bánh chín.
Những chiếc bánh ú tro khi luộc chín có màu vàng ươm của nếp ngâm tro và màu vàng xanh của lá tre lồ ô luộc chín rất đẹp và bắt mắt. Hương vị của bánh ú tro cũng rất thơm ngon, dai dai và thoảng hương thơm của hạt nếp ngoài đồng và hương lá tre lồ ô quyến rũ.
Bánh ú tro ăn không đã thấy ngon mà ăn kèm đường kính trắng lại càng ngon hơn nữa. Những hương vị ngọt ngào quyện lẫn vào nhau, mềm mại, dẻo thơm, ngon biết bao! Một người có thể ăn đến cả chục chiếc bánh mà vẫn không ngấy.
Không chỉ là món ăn chơi ngon miệng, là thức quà không thể thiếu trong hành lý của khách thập phương khi rời xứ Quảng, bánh ú tro còn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của người Quảng trong những ngày Rằm, mồng Một, tết Đoan Ngọ hay tết Nguyên đán hằng năm.
(Theo Thời báo kinh tế SG)
0 Comments:
Post a Comment