Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loài giáp xác, trong đó có nhiều loài, họ nhà cua. Và cua đá là một loài cua khá đặc biệt.
Cua đá thường to bằng cườm tay, mai, càng có màu tím sẩm, hình dáng trông giống như cua đồng. Cua đá thường sinh sống ở những vùng núi đá, bãi đá thuộc các hải đảo hoặc những bờ biển đá ở phía Nam. Càng cua đá chắc, cứng như đá, muốn ăn phải dùng chày để đập hoặc dùng kềm sắt kẹp vỡ mới có thể lấy được phần thịt bên trong.
Người ta bắt cua đá vào ban đêm, đó là thời gian cua ra khỏi hang để kiếm ăn, đẻ, hoặc tìm bạn tình giao phối. Mắt cua đá rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh của đèn pin, người ta gọi là cua “ăn đèn”. Lúc ấy cua đứng một chỗ, khẽ huơ nhẹ càng, hai mắt sáng trong màu hột lựu. Người bắt chỉ việc chộp cua bằng tay có bao vải! Cua đá hiện được thương lái thu mua khoảng 8.000 đồng/con. Vào nhà hàng, mỗi con cua đá qua chế biến có giá khoảng 15.000 đồng/con
Cua đá chế biến được nhiều món hấp dẫn và ngon tuyệt như cua đá hấp bia, cua đá luộc hèm, riêu cháo cua đá, bún riêu cua đá...
Đặc biệt, càng cua đá rang muối là món ẩm thực đặc sắc, dễ làm, được nhiều người ưa thích
Cách thực hiện: chọn những càng cua đá tươi, to, chắc, rửa sạch, để cho ráo nước. Kế tiếp cho càng cua vào chảo rang, trộn đều với muối hột. Đậy hé nắp chảo, để lửa liu riu, khi nào nghe muối hết nổ thì bắc chảo xuống, trộn đều cho muối bám, thấm vào càng cua. Sau cùng cho một nạm rau răm vào trộn sơ với càng cua. Trước khi ăn, dùng kềm sắt bóp bể càng và gỡ bỏ lớp vỏ. Thịt cua đá rang muối có màu trắng, mềm, hơi dai, thơm lừng, ăn có vị ngọt, chấm với muối tiêu chanh rất ngon! Món càng cua đá rang muối rất hấp dẫn, có mùi vị đặc trưng, ăn một lần chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm lần nữa!
(Theo Mai Lý // SGTT Online)
Cua đá thường to bằng cườm tay, mai, càng có màu tím sẩm, hình dáng trông giống như cua đồng. Cua đá thường sinh sống ở những vùng núi đá, bãi đá thuộc các hải đảo hoặc những bờ biển đá ở phía Nam. Càng cua đá chắc, cứng như đá, muốn ăn phải dùng chày để đập hoặc dùng kềm sắt kẹp vỡ mới có thể lấy được phần thịt bên trong.
Người ta bắt cua đá vào ban đêm, đó là thời gian cua ra khỏi hang để kiếm ăn, đẻ, hoặc tìm bạn tình giao phối. Mắt cua đá rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh của đèn pin, người ta gọi là cua “ăn đèn”. Lúc ấy cua đứng một chỗ, khẽ huơ nhẹ càng, hai mắt sáng trong màu hột lựu. Người bắt chỉ việc chộp cua bằng tay có bao vải! Cua đá hiện được thương lái thu mua khoảng 8.000 đồng/con. Vào nhà hàng, mỗi con cua đá qua chế biến có giá khoảng 15.000 đồng/con
Cua đá chế biến được nhiều món hấp dẫn và ngon tuyệt như cua đá hấp bia, cua đá luộc hèm, riêu cháo cua đá, bún riêu cua đá...
Đặc biệt, càng cua đá rang muối là món ẩm thực đặc sắc, dễ làm, được nhiều người ưa thích
Cách thực hiện: chọn những càng cua đá tươi, to, chắc, rửa sạch, để cho ráo nước. Kế tiếp cho càng cua vào chảo rang, trộn đều với muối hột. Đậy hé nắp chảo, để lửa liu riu, khi nào nghe muối hết nổ thì bắc chảo xuống, trộn đều cho muối bám, thấm vào càng cua. Sau cùng cho một nạm rau răm vào trộn sơ với càng cua. Trước khi ăn, dùng kềm sắt bóp bể càng và gỡ bỏ lớp vỏ. Thịt cua đá rang muối có màu trắng, mềm, hơi dai, thơm lừng, ăn có vị ngọt, chấm với muối tiêu chanh rất ngon! Món càng cua đá rang muối rất hấp dẫn, có mùi vị đặc trưng, ăn một lần chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm lần nữa!
(Theo Mai Lý // SGTT Online)
0 Comments:
Post a Comment