1. Tập thở - Thở ra:
Đưa cơ hoành lên thật cao, khép hai cánh sườn lại, thóp bụng tối đa. Lưu ý: Bạn cần thực hiện đúng kĩ thuật vì động tác này mang tính quyết định cho toàn bộ hoạt động thở. - Thở vào: Đưa cơ hoành xuống thấp, hai cánh sườn mở ra, bụng phình tối đa. Bạn nên biết, vận động cơ hoành là tập cho nội tạng và thần kinh được khỏe mạnh. - Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày (5 - 10 phút/lần), vào bất cứ lúc nào thuận tiện. Trong khoảng ba tuần, bạn sẽ thấy đầu óc nhẹ nhàng, thoải mái, giấc ngủ vì thế cũng đến rất nhanh.
2. Làm mềm cơ bắp - Ngồi (hoặc nằm) yên, nhắm mắt lại. Để úp hai tay lên đầu gối, tập trung ý nghĩ vào tay phải (nếu thuận tay trái thì tập trung ý nghĩ vào tay trái). - Đợi một lát, bạn sẽ thấy cơ bắp ở tay từ từ giãn mềm. Sau đó, tay bạn tiếp tục có cảm giác nóng dần, vì khi cơ bắp mềm ra thì mạch máu nở, máu dồn về tay làm nhiệt độ tăng lên. Khi tay này đã giãn mềm sẽ lan sang tay kia rồi đến chân. - Những khi mệt mỏi, bạn nên thực hiện bài tập này (5 -10 phút/lần). Tuy nhiên, thời gian tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Thư giãn toàn thân - Ngồi trên ghế (ghế xoay càng tốt), dùng lực từ hai bàn tay đẩy ghế ra xa khỏi bàn sao cho cánh tay thẳng, lòng bàn tay bám vào cạnh bàn. - Thóp bụng, kéo vai hướng về phía cạnh bàn sao cho đầu song song với cánh tay. - Bạn có thể thực hiện bài tập này (10 - 15 lần/buổi tập) vào bất cứ khi nào thuận tiện, nhưng tốt nhất là sau khi đã hoàn tất công việc và chuẩn bị lên giường. Chúc bạn tìm được giấc ngủ ngon!
Lưu ý:
- Tập từ từ và không quá gắng sức. Ngay lúc thấy đau nhẹ khi tập, bạn phải ngưng ngay và nghỉ ngơi đến khi bình phục mới tập tiếp.
- Tập Yoga ở nơi thoáng mát, không có gió lùa. Bạn cũng có thể tập trong phòng kín, nhưng phải sạch sẽ, tránh tiếng ồn.
- Sắp xếp giờ giấc đều đặn cho việc luyện tập, buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Bạn nhớ là phải luyện tập lúc bụng đói (cách từ 2 đến 3 giờ sau khi ăn) để tránh đau bao tử, buồn nôn. Cũng không nên ăn ngay trong vòng nửa giờ sau khi tập.
- Rà soát xem đâu là những vùng căng thẳng của cơ thể để sau buổi tập bạn dành ra một lúc để cảm nhận sự căng thẳng ấy còn hay mất. l Cách thở đúng là hít thật sâu bằng mũi và thở hết ra cũng bằng mũi.
(Theo tư vấn của cô Ái Liên - HLV môn Yoga NVH Lao động)
Đưa cơ hoành lên thật cao, khép hai cánh sườn lại, thóp bụng tối đa. Lưu ý: Bạn cần thực hiện đúng kĩ thuật vì động tác này mang tính quyết định cho toàn bộ hoạt động thở. - Thở vào: Đưa cơ hoành xuống thấp, hai cánh sườn mở ra, bụng phình tối đa. Bạn nên biết, vận động cơ hoành là tập cho nội tạng và thần kinh được khỏe mạnh. - Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày (5 - 10 phút/lần), vào bất cứ lúc nào thuận tiện. Trong khoảng ba tuần, bạn sẽ thấy đầu óc nhẹ nhàng, thoải mái, giấc ngủ vì thế cũng đến rất nhanh.
2. Làm mềm cơ bắp - Ngồi (hoặc nằm) yên, nhắm mắt lại. Để úp hai tay lên đầu gối, tập trung ý nghĩ vào tay phải (nếu thuận tay trái thì tập trung ý nghĩ vào tay trái). - Đợi một lát, bạn sẽ thấy cơ bắp ở tay từ từ giãn mềm. Sau đó, tay bạn tiếp tục có cảm giác nóng dần, vì khi cơ bắp mềm ra thì mạch máu nở, máu dồn về tay làm nhiệt độ tăng lên. Khi tay này đã giãn mềm sẽ lan sang tay kia rồi đến chân. - Những khi mệt mỏi, bạn nên thực hiện bài tập này (5 -10 phút/lần). Tuy nhiên, thời gian tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Thư giãn toàn thân - Ngồi trên ghế (ghế xoay càng tốt), dùng lực từ hai bàn tay đẩy ghế ra xa khỏi bàn sao cho cánh tay thẳng, lòng bàn tay bám vào cạnh bàn. - Thóp bụng, kéo vai hướng về phía cạnh bàn sao cho đầu song song với cánh tay. - Bạn có thể thực hiện bài tập này (10 - 15 lần/buổi tập) vào bất cứ khi nào thuận tiện, nhưng tốt nhất là sau khi đã hoàn tất công việc và chuẩn bị lên giường. Chúc bạn tìm được giấc ngủ ngon!
Lưu ý:
- Tập từ từ và không quá gắng sức. Ngay lúc thấy đau nhẹ khi tập, bạn phải ngưng ngay và nghỉ ngơi đến khi bình phục mới tập tiếp.
- Tập Yoga ở nơi thoáng mát, không có gió lùa. Bạn cũng có thể tập trong phòng kín, nhưng phải sạch sẽ, tránh tiếng ồn.
- Sắp xếp giờ giấc đều đặn cho việc luyện tập, buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Bạn nhớ là phải luyện tập lúc bụng đói (cách từ 2 đến 3 giờ sau khi ăn) để tránh đau bao tử, buồn nôn. Cũng không nên ăn ngay trong vòng nửa giờ sau khi tập.
- Rà soát xem đâu là những vùng căng thẳng của cơ thể để sau buổi tập bạn dành ra một lúc để cảm nhận sự căng thẳng ấy còn hay mất. l Cách thở đúng là hít thật sâu bằng mũi và thở hết ra cũng bằng mũi.
(Theo tư vấn của cô Ái Liên - HLV môn Yoga NVH Lao động)
0 Comments:
Post a Comment