Âm nhạc đã trở thành "gia vị" không thể thiếu khi bạn tập thể dục. Vậy chúng có tác động gì với cơ thể?
Âm nhạc đóng vai trò kết nối sự vận động của cơ thể nhưng ít người chú ý đến điều này. Họ vẫn chọn nghe nhạc theo sở thích trong khi luyện tập và không quan tâm đến nhịp điệu bản nhạc tác động như thế nào đến cơ thể. Trong khi đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học, âm nhạc sẽ gây ra một số tác động đối với nhịp tim và sự hô hấp của người tập.
Mỗi liên hệ giữa nhịp điệu nhạc và nhịp tim
Trong 20 năm qua, Costas Karageorghis, nhà tâm lý học chuyên về thể thao, công tác tại trườngĐH Brunel, Anh, đã tìm hiểu mối liên quan giữa thói quen nghe nhạc và chuyển động của cơ thể. Theo ông, có 4 yếu tố tạo nên chất lượng vận động trong lúc đang nghe nhạc: khả năng phản ứng của cơ thể đối với giai điệu, nhạc tính, sự tác động của văn hóa và sự kết hợp.
Trong đó, hai yếu tố đầu tiên có liên quan đến cấu trúc của một bản nhạc. Phản ứng của cơ thể có liên quan đến tốc độ nhịp điệu của bản nhạc trên mỗi phút (bpm - beats per minute) và sự phối hợp hài hòa của bước chân hoặc nhịp tim của người tập. Hai yếu tố còn lại phản ảnh sự cảm nhận của chúng ta khi nghe nhạc. Đây chính là yếu tố tác động đến việc bạn chọn thể loại nhạc hoặc ca sĩ trình bày để làm "nhạc nền" cho bài tập.
Do vậy, nếu có sự đồng bộ giữa nhịp điệu của nhạc và nhịp bước chân của bạn trong một phút sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện.
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học Thể dục và Thể thao gần đây cũng đã chứng minh cho điều trên. Các nhà khoa học đã tiền hành quan sát 30 đối tượng tham gia một cuộc đi bộ trong khi nghe nhạc có 125 nhịp/phút. Đối tượng thử nghiệm có quyền chọn nhạc pop hoặc rock.
Sau khi so sánh kết quả, họ nhận ra rằng người tập có tốc độ nhanh hơn 15% so với người không nghe nhạc khi tập thể dục. Ngoài ra, họ còn có sự dẻo dai và khả năng chịu đựng cao hơn.
Ngoài ra, thể loại nhạc có nhịp điệu kích động sẽ gây thiếu đồng bộ giữa nhịp điệu với nhịp bước chân. Điều này khiến người tập dễ có biểu hiện mệt mỏi.
Chọn nhạc sao cho phù hợp với bài tập
Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa nhịp điệu âm nhạc với chuyển động của cơ thể, các nhà khoa học tại trường Đại học John Moores, Anh, đã tiến hành nghiên cứu với một nhóm người đạp xe khi đang nghe bài hát với ba nhịp điệu khác nhau. Ban đầu, các nhà khoa học cho họ nghe nhạc với nhịp điệu bình thường, sau đó tăng dần rồi lại giảm tốc độ nhịp điệu khoảng 10%. Dĩ nhiên, những người tham gia thử nghiệm không biết sự thay đổi này.
Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận, tốc độ âm nhạc tăng khiến người đạp xe tăng thêm tốc độc giữa mỗi lần đạp, sức và nhịp đạp xe. Ngược lại, khi giảm nhịp điệu, tốc độ của họ cũng giảm theo.
Như vậy, chọn nhạc cho bài tập thể dục có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi mới bước vào buổi tập, bạn nên chọn bài nhạc có nhịp điệu nhẹ nhàng rồi tăng dần và giảm dần vào cuối buổi tập.
Ngoài ra , trong kết quả nghiên cứu của Karageorghis cho thấy, khi nhịp tim của chúng ra "làm việc" với công suất 30-70% nên chọn nhạc có nhịp điệu từ 90-120bpm. Đến khi nhịp tim họat động với công suất cao tối đa từ 70-80%, bạn cần chọn nhạc có nhịp điệu từ 120-150bpm. Nếu nhịp tim hoạt động từ mức trên 80%, đây là đỉnh cao nhất và chúng ta nên giảm dần nhịp điệu âm nhạc.
Nếu tăng thêm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất lớn. Với người có tình trạng sức khỏe kém, nhịp tim yếu nhưng lại chọn nhạc có nhịp điệu sôi động xuyên suốt buổi tập là không hợp lý. Họ có thể tập quá sức mà không biết do âm nhạc tác động.
Ngày nay, việc chọn nhạc không khó. Chỉ cần có một chiếc máy vi tính có chương trình nghe nhạc, bạn tải thêm một phần mềm đo nhịp điệu là có thể chọn cho mình bài hát phù hợp với sức khỏe.
(Theo Tiếp thị gia đình)
Âm nhạc đóng vai trò kết nối sự vận động của cơ thể nhưng ít người chú ý đến điều này. Họ vẫn chọn nghe nhạc theo sở thích trong khi luyện tập và không quan tâm đến nhịp điệu bản nhạc tác động như thế nào đến cơ thể. Trong khi đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học, âm nhạc sẽ gây ra một số tác động đối với nhịp tim và sự hô hấp của người tập.
Mỗi liên hệ giữa nhịp điệu nhạc và nhịp tim
Trong 20 năm qua, Costas Karageorghis, nhà tâm lý học chuyên về thể thao, công tác tại trườngĐH Brunel, Anh, đã tìm hiểu mối liên quan giữa thói quen nghe nhạc và chuyển động của cơ thể. Theo ông, có 4 yếu tố tạo nên chất lượng vận động trong lúc đang nghe nhạc: khả năng phản ứng của cơ thể đối với giai điệu, nhạc tính, sự tác động của văn hóa và sự kết hợp.
Trong đó, hai yếu tố đầu tiên có liên quan đến cấu trúc của một bản nhạc. Phản ứng của cơ thể có liên quan đến tốc độ nhịp điệu của bản nhạc trên mỗi phút (bpm - beats per minute) và sự phối hợp hài hòa của bước chân hoặc nhịp tim của người tập. Hai yếu tố còn lại phản ảnh sự cảm nhận của chúng ta khi nghe nhạc. Đây chính là yếu tố tác động đến việc bạn chọn thể loại nhạc hoặc ca sĩ trình bày để làm "nhạc nền" cho bài tập.
Do vậy, nếu có sự đồng bộ giữa nhịp điệu của nhạc và nhịp bước chân của bạn trong một phút sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện.
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học Thể dục và Thể thao gần đây cũng đã chứng minh cho điều trên. Các nhà khoa học đã tiền hành quan sát 30 đối tượng tham gia một cuộc đi bộ trong khi nghe nhạc có 125 nhịp/phút. Đối tượng thử nghiệm có quyền chọn nhạc pop hoặc rock.
Sau khi so sánh kết quả, họ nhận ra rằng người tập có tốc độ nhanh hơn 15% so với người không nghe nhạc khi tập thể dục. Ngoài ra, họ còn có sự dẻo dai và khả năng chịu đựng cao hơn.
Ngoài ra, thể loại nhạc có nhịp điệu kích động sẽ gây thiếu đồng bộ giữa nhịp điệu với nhịp bước chân. Điều này khiến người tập dễ có biểu hiện mệt mỏi.
Chọn nhạc sao cho phù hợp với bài tập
Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa nhịp điệu âm nhạc với chuyển động của cơ thể, các nhà khoa học tại trường Đại học John Moores, Anh, đã tiến hành nghiên cứu với một nhóm người đạp xe khi đang nghe bài hát với ba nhịp điệu khác nhau. Ban đầu, các nhà khoa học cho họ nghe nhạc với nhịp điệu bình thường, sau đó tăng dần rồi lại giảm tốc độ nhịp điệu khoảng 10%. Dĩ nhiên, những người tham gia thử nghiệm không biết sự thay đổi này.
Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận, tốc độ âm nhạc tăng khiến người đạp xe tăng thêm tốc độc giữa mỗi lần đạp, sức và nhịp đạp xe. Ngược lại, khi giảm nhịp điệu, tốc độ của họ cũng giảm theo.
Như vậy, chọn nhạc cho bài tập thể dục có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi mới bước vào buổi tập, bạn nên chọn bài nhạc có nhịp điệu nhẹ nhàng rồi tăng dần và giảm dần vào cuối buổi tập.
Ngoài ra , trong kết quả nghiên cứu của Karageorghis cho thấy, khi nhịp tim của chúng ra "làm việc" với công suất 30-70% nên chọn nhạc có nhịp điệu từ 90-120bpm. Đến khi nhịp tim họat động với công suất cao tối đa từ 70-80%, bạn cần chọn nhạc có nhịp điệu từ 120-150bpm. Nếu nhịp tim hoạt động từ mức trên 80%, đây là đỉnh cao nhất và chúng ta nên giảm dần nhịp điệu âm nhạc.
Nếu tăng thêm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất lớn. Với người có tình trạng sức khỏe kém, nhịp tim yếu nhưng lại chọn nhạc có nhịp điệu sôi động xuyên suốt buổi tập là không hợp lý. Họ có thể tập quá sức mà không biết do âm nhạc tác động.
Ngày nay, việc chọn nhạc không khó. Chỉ cần có một chiếc máy vi tính có chương trình nghe nhạc, bạn tải thêm một phần mềm đo nhịp điệu là có thể chọn cho mình bài hát phù hợp với sức khỏe.
(Theo Tiếp thị gia đình)
0 Comments:
Post a Comment