Không ít người cho rằng, mùa hè thời tiết nóng nực cơ thể mới bị nhiệt, nhưng ít ai biết rằng thời tiết lạnh giá của mùa đông cũng rất dễ khiến bị nhiệt.
Theo các chuyên gia Y học Trung Quốc, có rất nhiều nguyên nhân gây phát sinh nhiệt, mùa hè cáu gắt thường là do thời tiết nóng nực, ẩm ướt gây nên, nhưng mùa đông sự bực tức lại là do sự khô hanh gây nên.
Môi trường bên ngoài hanh lạnh còn không khí trong phòng khô nóng đều khiến sự thanh lọc của niêm mạc khí quản trở nên kém hơn, trực tiếp dẫn tới xoang mũi, đau họng… đồng thời ảnh hưởng tới sự cân bằng, ổn định của cơ thể, nếu như không chú ý điều chỉnh thức ăn, bổ sung lượng nước thì rất dễ mất cân bằng âm dương dẫn tới bị nhiệt.
Ngoài ra, vào mùa đông người ta thường thích ăn thịt bò, dê để đỡ rét ví dụ như ăn các món lẩu, nướng, nhúng… tuy nhiên bản thân thịt bò cộng với các gia vị đi kèm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế là các gia vị chua cay phối hợp với nhau, sau khi ăn xong các đồ ăn đó, cơ thể tích nhiệt, dễ bị nhiệt.
Thêm nữa, chế độ nghỉ ngơi không đúng quy luật, ban đêm nghỉ không đủ, quá mệt mỏi cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới bị nhiệt.
Khi bị nhiệt nặng thì làm thế nào?
Theo ý kiến của các chuyên gia, khi bệnh nhiệt ở mức độ nhẹ thì bản thân có thể tự điều tiết được. Ví dụ như tăng nhiệt độ trong phòng, cải thiện thành phần của bữa ăn và các thói quen trong cuộc sống, không nên tiếp tục ăn các đồ ăn cay nóng, nên lựa chọn một số loại hoa quả ngọt để “chế ngự bệnh nhiệt”, ngừng uống rượu, hút thuốc hoặc thức đêm, nên chú ý vệ sinh răng miệng, siêng súc miệng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ đồng thời nên chịu khó ra ngoài vận động, ra mồ hôi nhiều để có thể gia tăng sự “tiêu nhiệt” của cơ thể.
Nếu như bệnh nhiệt đã nặng hơn một cách rõ rệt, một tuần rồi mà vẫn chưa đỡ, nên kịp thời nhờ tới sự can thiệp của các bác sĩ. Các chuyên gia đặc biệt lưu ý rằng, mọi người không nên uống thuốc “thanh nhiệt” một cách tuỳ tiện, dùng thuốc không đúng hoặc dùng quá nhiều đều có thể gây tác dụng ngược lại.
Để phòng bị nhiệt cần ăn uống đúng cách
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để tránh bị nhiệt, các chuyên gia cho biết, trước tiên nên đảm bảo độ ẩm không khí trong phòng, trong hệ thống sưởi, hệ thống điều hoà không khí trong phòng có thể bố trí thêm bộ phận chứa nước sạch, hoặc trang bị thêm máy làm ẩm không khí để độ ẩm trong phòng luôn được duy trì ở mức khoảng 50%, lúc bình thường nên chú ý bổ sung nước cho cơ thể, thường xuyên uống nước ấm hoặc các loại trà đắng, trà hoa cúc, trà hoa kim ngân… thúc đẩy tuần hoàn lớp biểu bì.
Đồng thời, chú ý duy trì cân bằng ăn uống, cân bằng lượng thịt, trứng, sữa, rau, hạn chế các đồ ăn cay, ăn nhiều các loại rau có tác dụng thanh nhiệt như mướp đắng, cải, đu đủ, bí đỏ, củ cải trắng. Không ăn nhiều các loại thực phẩm như măng khô, cần tây; nên ăn nhiều các loại quả như lê, táo, chuối tiêu và mía. Không nên ăn nhiều các loại quả như dứa, quýt.
(Theo An ninhh thủ đô)
Theo các chuyên gia Y học Trung Quốc, có rất nhiều nguyên nhân gây phát sinh nhiệt, mùa hè cáu gắt thường là do thời tiết nóng nực, ẩm ướt gây nên, nhưng mùa đông sự bực tức lại là do sự khô hanh gây nên.
Môi trường bên ngoài hanh lạnh còn không khí trong phòng khô nóng đều khiến sự thanh lọc của niêm mạc khí quản trở nên kém hơn, trực tiếp dẫn tới xoang mũi, đau họng… đồng thời ảnh hưởng tới sự cân bằng, ổn định của cơ thể, nếu như không chú ý điều chỉnh thức ăn, bổ sung lượng nước thì rất dễ mất cân bằng âm dương dẫn tới bị nhiệt.
Ngoài ra, vào mùa đông người ta thường thích ăn thịt bò, dê để đỡ rét ví dụ như ăn các món lẩu, nướng, nhúng… tuy nhiên bản thân thịt bò cộng với các gia vị đi kèm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế là các gia vị chua cay phối hợp với nhau, sau khi ăn xong các đồ ăn đó, cơ thể tích nhiệt, dễ bị nhiệt.
Thêm nữa, chế độ nghỉ ngơi không đúng quy luật, ban đêm nghỉ không đủ, quá mệt mỏi cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới bị nhiệt.
Khi bị nhiệt nặng thì làm thế nào?
Theo ý kiến của các chuyên gia, khi bệnh nhiệt ở mức độ nhẹ thì bản thân có thể tự điều tiết được. Ví dụ như tăng nhiệt độ trong phòng, cải thiện thành phần của bữa ăn và các thói quen trong cuộc sống, không nên tiếp tục ăn các đồ ăn cay nóng, nên lựa chọn một số loại hoa quả ngọt để “chế ngự bệnh nhiệt”, ngừng uống rượu, hút thuốc hoặc thức đêm, nên chú ý vệ sinh răng miệng, siêng súc miệng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ đồng thời nên chịu khó ra ngoài vận động, ra mồ hôi nhiều để có thể gia tăng sự “tiêu nhiệt” của cơ thể.
Nếu như bệnh nhiệt đã nặng hơn một cách rõ rệt, một tuần rồi mà vẫn chưa đỡ, nên kịp thời nhờ tới sự can thiệp của các bác sĩ. Các chuyên gia đặc biệt lưu ý rằng, mọi người không nên uống thuốc “thanh nhiệt” một cách tuỳ tiện, dùng thuốc không đúng hoặc dùng quá nhiều đều có thể gây tác dụng ngược lại.
Để phòng bị nhiệt cần ăn uống đúng cách
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để tránh bị nhiệt, các chuyên gia cho biết, trước tiên nên đảm bảo độ ẩm không khí trong phòng, trong hệ thống sưởi, hệ thống điều hoà không khí trong phòng có thể bố trí thêm bộ phận chứa nước sạch, hoặc trang bị thêm máy làm ẩm không khí để độ ẩm trong phòng luôn được duy trì ở mức khoảng 50%, lúc bình thường nên chú ý bổ sung nước cho cơ thể, thường xuyên uống nước ấm hoặc các loại trà đắng, trà hoa cúc, trà hoa kim ngân… thúc đẩy tuần hoàn lớp biểu bì.
Đồng thời, chú ý duy trì cân bằng ăn uống, cân bằng lượng thịt, trứng, sữa, rau, hạn chế các đồ ăn cay, ăn nhiều các loại rau có tác dụng thanh nhiệt như mướp đắng, cải, đu đủ, bí đỏ, củ cải trắng. Không ăn nhiều các loại thực phẩm như măng khô, cần tây; nên ăn nhiều các loại quả như lê, táo, chuối tiêu và mía. Không nên ăn nhiều các loại quả như dứa, quýt.
(Theo An ninhh thủ đô)
0 Comments:
Post a Comment