Nhiều chàng vẫn nghĩ, nếu thời trẻ “ăn chơi” quá, sau này sẽ sớm “hết mực”. Cái gì xài mãi cũng hết, nên tốt nhất là phải… để dành. Thậm chí, có người tin rằng, "để dành" được càng nhiều thì càng tốt cho đường con cái sau này. Thực tế không phải vậy.
Theo các nghiên cứu khoa học, khi xuất tinh, trung bình người đàn ông “tiễn” 300 triệu tinh trùng. Đừng nghe thế mà sợ hết “vốn”, bởi trong mỗi giây, tinh hoàn sản sinh được khoảng 2.000 tinh trùng, tức là mỗi ngày cho ra lò 200 triệu tinh trùng. Việc quan hệ thì thất thường, trong khi “nhà máy” sản xuất vẫn hoạt động đều đều. Thế nên, một người đàn ông khỏe mạnh thường dư tinh trùng chứ không lo thiếu. Khi “hàng” ra lò mà không được tiêu thụ kịp, nó cũng sẽ tự tiêu hủy. “Nhà máy” này chỉ sản xuất mà không có “kho” để chứa hàng, nên dù chủ nhân có muốn để dành “mực” cho tương lai, cũng không được.
Nhưng tại sao người ta vẫn khuyên không nên “thả ga”, mà phải để dành cho sau này? Để dành ở đây là để dành sức, chứ không phải để dành tinh trùng. Để dành sức bằng cách không quá lạm dụng việc thủ dâm hoặc quan hệ quá nhiều. Bởi tinh hoàn là tế bào đặc biệt, sản sinh ra tinh tử qua quá trình phân bào. Do không thể phân bào quá nhiều lần trong đời được nên chỉ sau một số lần nhất định, tinh hoàn sẽ bị thoái hóa dần. “Nhà máy” sẽ sản xuất đều đều, nhưng nếu bắt sản xuất quá sức, nhà máy cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác khiến tinh trùng bị thiếu về số lượng và yếu về chất lượng như các chất ma túy (cocain, heroin, methadon) và thuốc lá, rượu bia. Tình trạng đói ăn kéo dài, chế độ ăn thiếu một số chất như arginin, fructose, các vitamin A, B, C, D, E cũng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh. Việc ngâm mình trong nước nóng quá nhiều cũng ảnh hưởng đến “nhà máy”, bởi ở nhiệt độ trên 40 độ C, tế bào sẽ không phân chia nữa.
Cũng có nhiều trường hợp, khi đứng tuổi, “đạn” vẫn có đều đặn nhưng khổ chủ không duy trì được phong độ do “súng” bị yếu. Yếu là do thời trẻ, chủ nhân sử dụng quá công suất nên sớm bị “khấu hao”. Dùng “súng” một cách điều độ, vừa phải, cũng là cách “để dành” hiệu quả cho tương lai.
Một cơ thể khỏe mạnh vẫn cứ đều đều sinh tinh dù tuổi cao. Nhưng nếu cơ thể bị “tàn phá” bởi những cuộc vui quá đà thì lúc đó chẳng phải lo hết “mực” mà lo “bút” hỏng. Nếu muốn để dành thì để dành sức lực là chính.
(Theo BS Mai Bá Tiến Dũng, Phụ Nữ)
Theo các nghiên cứu khoa học, khi xuất tinh, trung bình người đàn ông “tiễn” 300 triệu tinh trùng. Đừng nghe thế mà sợ hết “vốn”, bởi trong mỗi giây, tinh hoàn sản sinh được khoảng 2.000 tinh trùng, tức là mỗi ngày cho ra lò 200 triệu tinh trùng. Việc quan hệ thì thất thường, trong khi “nhà máy” sản xuất vẫn hoạt động đều đều. Thế nên, một người đàn ông khỏe mạnh thường dư tinh trùng chứ không lo thiếu. Khi “hàng” ra lò mà không được tiêu thụ kịp, nó cũng sẽ tự tiêu hủy. “Nhà máy” này chỉ sản xuất mà không có “kho” để chứa hàng, nên dù chủ nhân có muốn để dành “mực” cho tương lai, cũng không được.
Nhưng tại sao người ta vẫn khuyên không nên “thả ga”, mà phải để dành cho sau này? Để dành ở đây là để dành sức, chứ không phải để dành tinh trùng. Để dành sức bằng cách không quá lạm dụng việc thủ dâm hoặc quan hệ quá nhiều. Bởi tinh hoàn là tế bào đặc biệt, sản sinh ra tinh tử qua quá trình phân bào. Do không thể phân bào quá nhiều lần trong đời được nên chỉ sau một số lần nhất định, tinh hoàn sẽ bị thoái hóa dần. “Nhà máy” sẽ sản xuất đều đều, nhưng nếu bắt sản xuất quá sức, nhà máy cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác khiến tinh trùng bị thiếu về số lượng và yếu về chất lượng như các chất ma túy (cocain, heroin, methadon) và thuốc lá, rượu bia. Tình trạng đói ăn kéo dài, chế độ ăn thiếu một số chất như arginin, fructose, các vitamin A, B, C, D, E cũng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh. Việc ngâm mình trong nước nóng quá nhiều cũng ảnh hưởng đến “nhà máy”, bởi ở nhiệt độ trên 40 độ C, tế bào sẽ không phân chia nữa.
Cũng có nhiều trường hợp, khi đứng tuổi, “đạn” vẫn có đều đặn nhưng khổ chủ không duy trì được phong độ do “súng” bị yếu. Yếu là do thời trẻ, chủ nhân sử dụng quá công suất nên sớm bị “khấu hao”. Dùng “súng” một cách điều độ, vừa phải, cũng là cách “để dành” hiệu quả cho tương lai.
Một cơ thể khỏe mạnh vẫn cứ đều đều sinh tinh dù tuổi cao. Nhưng nếu cơ thể bị “tàn phá” bởi những cuộc vui quá đà thì lúc đó chẳng phải lo hết “mực” mà lo “bút” hỏng. Nếu muốn để dành thì để dành sức lực là chính.
(Theo BS Mai Bá Tiến Dũng, Phụ Nữ)
0 Comments:
Post a Comment