Tuesday, April 28, 2020

Trẻ sơ sinh ngủ li bì, mẹ chớ chủ quan!

Khi mới sinh, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều, thậm chí là ngủ cả ngày lẫn đêm mà không cần bú. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức, ánh mắt lờ đờ, mệt mỏi có thể là dấu hiệu trẻ đang bị bệnh. Vì thế, các mẹ không nên quá chủ quan khi thấy con ngủ li bì mà nghĩ bé "ngoan".

Do ở trong bụng mẹ đã lâu nên khi mới ra đời, trẻ sơ sinh chưa thể thích nghi ngay với giờ giấc hoặc nhịp điệu của bên ngoài khiến cho việc quản lý giấc ngủ của các bé sơ sinh trở thành "thách thức" đối với các mẹ. Khung thời gian ngủ của bé không giống như của người lớn. Việc bình tĩnh quan sát trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú, ngủ li bì khó đánh thức để tìm cách khắc phục là rất quan trọng đối với mẹ ở thời điểm này.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì như thế nào là bình thường?

Nhu cầu ăn và ngủ của trẻ sơ sinh rất cao bởi trẻ cần phải được cân bằng giữa ăn-ngủ để phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ với thời gian khoảng từ 14 - 17 tiếng, trong đó sẽ có khoảng 11 - 12 tiếng là giấc ngủ đêm. Mặc dù vậy, một số trẻ cũng có thể ngủ tới 18 tiếng/ngày và thậm chí là ngủ nhiều hơn. Dưới đây là khung thời gian ngủ bình thường cho các bé theo từng tháng tuổi:

- Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Ngủ khoảng 16 giờ (8 giờ ngủ đêm và 8 giờ ngủ ngày).

- Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Ngủ khoảng 15 giờ (ngủ khoảng 10 giờ đêm và 5 giờ ngày)

- Đối với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14,5 giờ (ngủ khoảng 11 giờ đêm và 3,5 giờ ngày).

- Đối với trẻ sơ sinh 9-12 tháng tuổi: Ngủ khoảng 13,5 -14 giờ (ngủ khoảng 11 giờ đêm và 2,5-3 giờ ngày).

Hầu hết khoảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào mỗi cữ sẽ kéo dài khoảng 30-45 phút hoặc 3-4 giờ. Trong vài tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ dậy bú, sau đó lại chìm vào giấc ngủ và thay đổi cho đến khi được 6 tháng tuổi. Khi lớn hơn 6 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ theo lịch trình cố định nhưng thường không thức giấc lâu quá 3 giờ.
Trẻ sơ sinh ngủ li bì, mẹ chớ chủ quan!
Hầu hết khoảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào mỗi cữ sẽ kéo dài khoảng 30 - 45 phút hoặc 3 - 4 giờ.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì nguyên nhân từ đâu?

Một trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường không cần phải quá lo ngại nhưng nếu trẻ sơ sinh ngủ li bì không chịu dậy bú kèm theo những biểu hiện khác thì có thể do đang mắc phải một số nguyên nhân về sức khỏe như:

- Trẻ đang trong giai đoạn phát triển: Bé sẽ có những khoảng thời gian để chuyển đổi sự phát triển rõ ràng như 3 - 4 tuần tuổi, 7 - 8 tuần tuổi, 10 - 12 tuần tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 18 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ ăn ít và ngủ nhiều hơn bình thường nên mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé.

- Trẻ vừa tiêm phòng xong: Khoảng sau 24 - 48 giờ tiêm, trẻ có thể sẽ ngủ nhiều hơn, giấc ngủ lâu hơn và biếng ăn. Điều này là do cơ thể đang trong quá trình xây dựng và củng cố hệ miễn dịch đối với những loại vi khuẩn, virus gây bệnh khiến bé cảm thấy mệt mỏi hơn.

- Trẻ có lượng đường trong máu thấp: Một trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức và bú ít có thể là đang bị hạ đường huyết với những dấu hiệu như thân nhiệt giảm nhanh, chân tay lạnh, da mặt nhợt nhạt, tim đập nhanh,... Nếu có những dấu hiệu này, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

- Trẻ đang bị nhiễm virus: Khi cơ thể bị nhiễm virus, số lượng giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ sẽ tăng lên hơn so với ngày thường nên lượng ăn của bé chắc chắn sẽ bị giảm xuống. Lúc này, bố mẹ cần phải chú ý không nên ép bé ăn hoặc để bé ngủ theo nhu cầu. Hầu hết, những loại virus này sẽ tồn tại vài ngày trong cơ thể nhưng nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ li bì, ngủ nhiều kéo dài hơn 7 ngày thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm.
Trẻ sơ sinh ngủ li bì, mẹ chớ chủ quan!
Khi cơ thể bị nhiễm virus, số lượng giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ sẽ tăng lên hơn so với ngày thường

Trẻ sơ sinh ngủ li bì, bố mẹ nên làm gì?

Mặc dù tình trạng ngủ nhiều của bé không đáng lo lắng nhưng khi trẻ sơ sinh đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: viêm nhiễm đường hô hấp, bị ốm sốt, mất nước, bị vàng da, viêm màng não,... thì bố mẹ phải lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, trước khi đưa bé đến bác sĩ, bố mẹ cũng có thể làm trước một số việc sau:

- Cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa để bé không bị đói. Đối với bữa ăn của trẻ, cứ khoảng 2 - 3 tiếng thì trẻ sẽ ăn một lần, với bé uống sữa mẹ thì khoảng cách giữa các cữ ăn sẽ lâu hơn. Khi lớn hơn, lượng sẽ của bé mỗi cữ ăn sẽ nhiều hơn và số bữa ăn giảm xuống, khoảng cách giữa 2 bữa ăn cũng sẽ dài hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ li bì, mẹ chớ chủ quan!
Cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa để bé không bị đói

- Khoảng 1 - 2 giờ thì nên đánh thức bé dậy để cho bé bú giúp bé không bị mất nước.

- Luôn luôn đảm bảo cho trẻ không bị quá nóng hoặc quá lạnh khi ngủ.

- Theo dõi chu kỳ ngủ của bé hàng ngày để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay nếu trẻ ngủ li bì kèm theo các dấu hiệu như:

- Trong khi ngủ trẻ thở khò khè, hổn hển, tiếng thở to hơn bình thường.

- Quan sát thấy phần lỗ mũi của trẻ bị xòe ra khi thở.

- Ở xung quanh xương sườn có vùng da bị hõm vào lúc bé thở

- Bé bị sốt, tiêu chảy, nôn trớ, mất nước,...

Như vậy, nếu trẻ sơ sinh ngủ li bì nhưng không kèm theo những dấu hiệu đáng ngờ khác thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn nếu như trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa bé đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì, mẹ chớ chủ quan! Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment