Sáng 23/6, chính quyền xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã vào thực hiện cưỡng chế công trình tại Gia Trang Quán tại ấp 3, xã Tân Quý Tây vì cho rằng chủ cơ sở - bà Trần Thị Minh Trang tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, xây trái phép các công trình trên đất.
Việc cưỡng chế này theo chính quyền Bình Chánh là nhằm mục đích "khôi phục lại tình trạng đất".
Trong một diễn biến liên quan, việc tổ chức cưỡng chế này của UBND huyện Bình Chánh đã bị người dân kiện ra tòa.
Mới đây nhất, ngày 5/6/2020, TAND TP.HCM đã vừa mở phiên xét xử sơ thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Minh Trang và bị đơn là Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.
Do cần có thời gian thu thập, bổ sung tài liệu, đánh giá chứng cứ, phiên tòa sau đó tạm dừng, dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 2/7/2020.
Theo bà Trang, bà không hề chống đối thi hành quyết định 798 của Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, chỉ mong chính quyền các cấp giải thích cho bà một số nội dung của văn bản như: Buộc khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm, nhưng không nói rõ là thời điểm nào vì trước năm 2005 thì đó là một trang trại nuôi lợn theo hợp đồng với công ty CP Thái Lan;...
Cũng theo bà Trang, trước đó chính quyền địa phương xử phạt những sai phạm liên quan đến đến các công trình của Gia Trang Quán theo luật xây dựng. Vậy tại sao lại xử phạt tiếp những công trình này theo Luật Đất đai? Phải chăng đây là sự chồng chéo về luật gây thiệt hại cho người dân?
“Quyết định 798 ngày 12/11/2019 của Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh sai về trình tự thủ tục hành chính, xử lý hành chính, xử lý vi phạm trật tự xây dựng...
Tôi cũng không phân lô, bán nền mà phát triển kinh tế theo chủ trương xây dựng nông thôn mới nên không vi phạm Chỉ thị 23 ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy; mọi đóng góp của tôi với địa phương hơn 15 năm qua đều được ban ngành, chính quyền các cấp ghi nhận.
Ngày 29/5 vừa qua tôi cũng gửi đơn đến các cấp địa phương xin tạm dừng cưỡng chế, chờ phán quyết của tòa. Nếu tòa xử thua thì tôi sẽ tự nguyện tháo dỡ”, bà Trang cho biết thêm.
Ngoài việc khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, bà Trần Thị Minh Trang cũng làm đơn tố cáo hình sự việc xâm nhập tư gia, hủy hoại tài sản, gây mất mát tài sản... tại Gia Trang Quán của một nhóm người vào cưỡng chế.
Theo đó, từ ngày 7-8/1/2020, Đoàn liên ngành huyện Bình Chánh tiến hành cưỡng chế công trình tại Gia Trang Quán. Việc cưỡng chế theo thông báo ban đầu là sẽ dừng lại, nhưng bất ngờ ngày 9/1 (nhằm 15 tháng Chạp), một nhóm người đã vào Gia Trang Quán, bịt các camera và thực hiện đập phá dỡ tài sản khi chủ nhà đi vắng.
Được biết, hiện bà Trang không có mặt tại địa phương. Sáng 24/6, bà sẽ cùng các luật sư có mặt tại Gia Trang Quán để kiểm tra, giám sát, thực hiện các quyền mà luật pháp cho phép để bảo vệ tài sản hợp pháp của mình.
Báo chí và người dân đang nóng lòng theo dõi động thái của các bên, nhất là khi Bình Chánh đang gây nhức nhối dư luận xã hội bởi tình trạng bảo kê xây dựng, phân lô bán nền tràn lan.
Báo Sạch
Việc cưỡng chế này theo chính quyền Bình Chánh là nhằm mục đích "khôi phục lại tình trạng đất".
Trong một diễn biến liên quan, việc tổ chức cưỡng chế này của UBND huyện Bình Chánh đã bị người dân kiện ra tòa.
Mới đây nhất, ngày 5/6/2020, TAND TP.HCM đã vừa mở phiên xét xử sơ thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Minh Trang và bị đơn là Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.
Do cần có thời gian thu thập, bổ sung tài liệu, đánh giá chứng cứ, phiên tòa sau đó tạm dừng, dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 2/7/2020.
Theo bà Trang, bà không hề chống đối thi hành quyết định 798 của Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, chỉ mong chính quyền các cấp giải thích cho bà một số nội dung của văn bản như: Buộc khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm, nhưng không nói rõ là thời điểm nào vì trước năm 2005 thì đó là một trang trại nuôi lợn theo hợp đồng với công ty CP Thái Lan;...
Cũng theo bà Trang, trước đó chính quyền địa phương xử phạt những sai phạm liên quan đến đến các công trình của Gia Trang Quán theo luật xây dựng. Vậy tại sao lại xử phạt tiếp những công trình này theo Luật Đất đai? Phải chăng đây là sự chồng chéo về luật gây thiệt hại cho người dân?
“Quyết định 798 ngày 12/11/2019 của Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh sai về trình tự thủ tục hành chính, xử lý hành chính, xử lý vi phạm trật tự xây dựng...
Tôi cũng không phân lô, bán nền mà phát triển kinh tế theo chủ trương xây dựng nông thôn mới nên không vi phạm Chỉ thị 23 ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy; mọi đóng góp của tôi với địa phương hơn 15 năm qua đều được ban ngành, chính quyền các cấp ghi nhận.
Ngày 29/5 vừa qua tôi cũng gửi đơn đến các cấp địa phương xin tạm dừng cưỡng chế, chờ phán quyết của tòa. Nếu tòa xử thua thì tôi sẽ tự nguyện tháo dỡ”, bà Trang cho biết thêm.
Ngoài việc khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, bà Trần Thị Minh Trang cũng làm đơn tố cáo hình sự việc xâm nhập tư gia, hủy hoại tài sản, gây mất mát tài sản... tại Gia Trang Quán của một nhóm người vào cưỡng chế.
Theo đó, từ ngày 7-8/1/2020, Đoàn liên ngành huyện Bình Chánh tiến hành cưỡng chế công trình tại Gia Trang Quán. Việc cưỡng chế theo thông báo ban đầu là sẽ dừng lại, nhưng bất ngờ ngày 9/1 (nhằm 15 tháng Chạp), một nhóm người đã vào Gia Trang Quán, bịt các camera và thực hiện đập phá dỡ tài sản khi chủ nhà đi vắng.
Được biết, hiện bà Trang không có mặt tại địa phương. Sáng 24/6, bà sẽ cùng các luật sư có mặt tại Gia Trang Quán để kiểm tra, giám sát, thực hiện các quyền mà luật pháp cho phép để bảo vệ tài sản hợp pháp của mình.
Báo chí và người dân đang nóng lòng theo dõi động thái của các bên, nhất là khi Bình Chánh đang gây nhức nhối dư luận xã hội bởi tình trạng bảo kê xây dựng, phân lô bán nền tràn lan.
Báo Sạch
0 Comments:
Post a Comment