Để ghi nhớ hơn 30 năm liên tục đặc trách vấn đề nhập tịch tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, đây là lần đầu tiên cho tôi viết một đề tài thuần tuý về Luật Di Trú Hoa Kỳ, để cống hiến đến đọc giả một số những điều lệ di trú căn bản và thông dụng nhất cho những ai muốn nhập cảnh Hoa Kỳ hay muốn nhập tịch, có thể dùng làm tài liệu tham khảo mỗi khi cần đến, và để giúp chúng ta có thể tự mình giải quyết vấn đề hoặc cho chúng ta có một khái niệm hiểu biết tổng quát, trước khi chúng ta thấy cần phải nhờ đến một vị luật sư chuyên biệt về di trú (Immigration Attorney) giúp cho chúng ta giải quyết vấn đề, mà chúng ta không tự mình giải quyết được.
Khi chúng ta nói về Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (US Immigration & Naturalization Law) là chúng ta nói đến một bộ luật bao gồm những thủ tục hành chánh pháp lý, được coi là phức tạp nhất trên thế giới. Điều này không lấy gì làm lạ đối với mọi người, vì Hoa Kỳ là một quốc gia tạp chủng, bao gồm đủ mọi sắc dân trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp. Do đó, Luật Di Trú Hoa Kỳ thường được tu chính án bởi Quốc Hội Hoa Kỳ và thủ tục hành chánh pháp lý di trú cũng thường được thay đổi bởi Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, để cho thích ứng với hoàn cảnh và tình trạng của những người di dân đang cư ngụ tại đây, cũng như cho những người sắp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Sau biến cố hãi hùng khủng khiếp xẩy ra vụ nổ bom tại thủ đô Oklahoma City vào ngày 19 tháng 4 năm 1995, làm sập một cao ốc Liên Bang đồ sộ và làm chết 168 người, Sở Di Trú đã được đổi tên, không còn gọi là Immigration & Naturalization Services (INS) nữa, mà tên mới là Citizenship & Immigation Services, gọi tắt là CIS, đồng thời Sở Di Trú cũng không còn trực thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ như trước kia nữa, mà thuộc Bộ An Ninh Nội Địa (Department of Homeland Security), gọi tắt là DHS. Tuy nhiên có một số phần hành trong cơ cấu mới của CIS vẫn trực thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ như trước kia. Hơn thế nữa, sự thay đổi này nhằm chủ đích chính yếu cho vấn đề an ninh quốc phòng, mỗi khi Bộ Ngoại Giao cấp chiếu khán cho ngoại kiều được phép nhập cảnh Hoa Kỳ và đồng thời cho quyền lợi tối thiểu của mọi cá nhân di dân thuộc mọi sắc tộc khác nhau đang sinh sống tại đây, mà họ coi nơi đây như là một quê hương thứ hai của họ, nghĩa là vui thì ở lại đây lâu dài hay mãì mãi, còn buồn thì trở về lại quê hương cũ của mình lúc nào mình muốn. Vì thế mà hầu hết những người tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ, đương nhiên mang trong mình tới 2 quốc tịch, nhất là người Việt-Nam chúng ta nói riêng, hầu hết đều trở thành song tịch, vì chúng ta đến đây để tỵ nạn cộng sản, chứ không phải đến đây vì vấn đề kinh tế, điều này hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Mặc dầu khi tuyên thệ, tất cả mọi người thuộc mọi sắc tộc đều dơ tay lên thề hứa là từ bỏ quốc tịch cũ của mình, nhưng đó chỉ là hình thức bề ngoài hoàn toàn mang tính cách chính trị, chứ trên thực tế người ta vẫn giữ nguyên quốc tịch cũ, trong khi luật di trú Hoa Kỳ không công nhận công dân nhập tịch Hoa Kỳ được quyền mang song tịch tại quốc gia này.
Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ được chia ra làm 2 phần chính yếu: Phần thứ nhất nói về Luật Di Trú. Phần thứ hai nói về Luật Nhập Tịch. Luật Di Trú thì rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục hành chánh pháp lý, để có thể hội đủ các điều kiện di trú vào Hoa Kỳ, mà đôi khi ngay cả một số luật sư chuyên biệt về di trú (Immigration Attorneys) vì thiếu kinh nghiệm lâu năm trong nghề, vẫn có thể bị thiếu xót, không kịp cập nhật hóa những luật lệ mới được thay đổi, nên đã xúc tiến hồ sơ cho thân chủ của mình không đầy đủ, làm cho hồ sơ bị trở ngại, chậm trễ hay bị trả về, mất thời gian tính và đã không đem lại thành quả tốt đẹp như ý mong muốn của thân chủ; còn về Luật Nhập Tịch, tương đối các giấy tờ thủ tục hành chánh thì đơn giản hơn nhiều so với Luật Di Trú, vì Luật Nhập Tịch không đòi hỏi người ta phải nhập tịch mới được cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ, mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của mọi cá nhân muốn nhập tịch. Nếu muốn, đương sự có thể tự mình điền đơn và nạp đơn xin nhập tịch. Nếu không, người ta có quyền cư ngụ tại đây suốt đời, mà không cần phải nhập tịch.
Trước tiên, chúng tôi chỉ xin trình bầy cùng quý đọc giả về một số ít các điều lệ pháp lý căn bản trong Bộ Luật Di Trú, mà những điều lệ này rất thông dụng cho những ai muốn nhập cảnh Hoa Kỳ theo các diện nhập cảnh khác nhau (Different Types of Nonimmigrant Visas) được liệt kê theo thứ tự dưới đây:
b. Loại chiếu khán B-2 Visa (Temporary Visitor For Pleasure). Loại chiếu khán này được cấp cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc để nghỉ hè tại đây, nhưng phải có thư mời của người cư ngụ tại đây. Loại này có thể được cấp cho phép nhập cảnh nhiều lần vào Hoa Kỳ, mỗi lần tối đa 6 tháng và phải có sự bảo đảm về tài chánh. Loại này cũng có thể cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do chữa bệnh. Nhưng phải có giấy tờ của bác sĩ hay của nhà thương chứng nhận là sẽ chữa bệnh cho bệnh nhân và cần phải nêu rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu.
c. Loại chiếu khán C Visa. Loại này được cấp cho những người đến viếng thăm một quốc gia khác, nhưng trên đường đi hay trên đường về, muốn ghé qua Hoa Kỳ. Loại này có thể xin cư ngụ tại Hoa Kỳ tối đa 1 tháng, nhưng không thể xin đổi sang một loại chiếu khán khác và loại chiếu khán này cũng không được phép xin gia hạn.
d. Loại chiếu khán E-1 và E-2 Visas. Loại này được cấp cho những nhà đầu tư thương mại với Hoa Kỳ, mà những nước này đã ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Nhật, Nga và Tầu v.v…
e. Loại chiếu khán F-1 Visa cho du học sinh. Loại này đòi hỏi du học sinh phải có đủ điểm khả năng Anh Ngữ tối thiểu tuỳ theo các đại học đòi hỏi, hoặc cấp cho những du học sinh nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
f. Loại chiếu khán H Visa (Temporary Worker). Loại này cấp cho nhân công được thuê mướn làm việc tại các nông trại, hoặc những ngoại kiều đến học việc (Trainees) và cấp cho những thân nhân trong gia đình của những nhân công làm việc tại nông trại như vợ chồng con cái. Loại chiếu khán này chỉ có giá trị tối đa từ 1 năm cho đến 3 năm. Loại chiếu khán học việc chỉ có giá trị tối đa là 2 năm và thân nhân trong gia đình như vợ chồng con cái cũng có thể được đi theo bằng loại chiếu khán H-4.
g. Loại chiếu khán K-1 Visa (Fiancee). Loại này cấp cho những người đã hứa hôn (Hôn thê hay hôn phu). Những người này khi đã nhập cảnh Hoa Kỳ rồi, thì phải lập hôn thú trong vòng 3 tháng, quá hạn này mà không làm hôn thú thì phải trở về nguyên quán. Nếu những người này có con dưới tuổi vị thành niên có thể được phép đem theo vào Hoa Kỳ.
h. Loại chiếu khán Nonimmigrant R-1 Visa (Religious Worker). Loại này cấp cho các nam nữ tu sĩ hay những chuyên viên đến làm việc cho các cơ quan tôn giáo như Nhà Thờ, Chùa, các trường học tôn giáo, các cơ quan truyền giáo, các tổ chức tôn giáo từ thiện bất vụ lợi. Những người này chỉ cần có giấy chứng thực là hội viên 2 năm liên tục của cơ quan tôn giáo tại quê nhà và phải có giấy xác nhận của cơ quan tôn giáo ở đây, là sẽ thâu dụng đương sự vào làm việc cho cơ quan trọn đủ thời gian (Full-time job) và cơ quan thâu dụng phải chứng tỏ có đủ ngân quỹ để trả lương cho đương sự. Đối với hầu hết trường hợp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo loại chiếu khán này, đương sự phải chứng tỏ được là mình sẽ quay trở về nguyên quán sau khi giấy chiếu khán hết hạn. Ngoại trừ có một số ít loại chiếu khán này, sau khi làm việc liên tục được 2 năm cho cơ quan, đương sự có thể xin chuyển đổi sang loại chiếu khán di dân (Immigrant Visa) thay vì đang ở loại chiếu khán không di dân (Nonimmigrant Visa). Sự chuyển đổi sang loại này rất có giới hạn và ít người hội đủ điều kiện.
a. Những công dân có quốc tịch Hoa Kỳ (US Citizens) có thể bảo trợ những người có liên hệ ruột thịt (Immediate relatives) như Cha Mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột vào Hoa Kỳ theo diện di dân, để trở thành thường trú ngay khi những người này đặt chân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên những công dân không có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ là thường trú nhân thôi, vẫn có thể bảo trợ cho vợ hoặc chồng, con cái độc thân dưới 21 tuổi, hoặc con cái độc thân từ 21 tuổi trở lên, nhưng thời gian nhập cảnh Hoa Kỳ phải chờ đợi lâu hơn công dân có quốc tịch Hoa Kỳ.
b. Tất cả có 4 Loại Thích Ứng Ưu Tiên (4 Preference Categories) được áp dụng cho vấn đề bảo trợ những thân nhân ruột thịt vừa kể ở đoạn trên.
c. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Nhất (First Preference Category). Loại này bao gồm người có quốc tịch được quyền bảo trợ Cha Mẹ, vợ chồng, con cái dưới 21 tuổi không bị chi phối bởi thời gian chỉ định (Quota). Tuy nhiên Cha Mẹ có quốc tịch vẫn có quyền bảo trợ những đứa con trưởng thành trên 21 tuổi còn độc thân. Nếu con cái đã lập gia đình rồi thì không thuộc vào loại diện này nữa, mà thuộc vào Loại Diện Thứ Ba (Third Preference Category) phải chờ đợi lâu hơn mới có thể đoàn tụ với Cha Mẹ được.
d. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Hai (Second Preference Category). Thường trú nhân có thể bảo trợ cho vợ hay chồng như người có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng phải chờ đợi lâu hơn từ 4 cho đến 5 năm mới có giấy chiếu khán nhập cảnh. Trong thời gian chờ đợi giấy chiếu khán, nếu người chồng hay người vợ nhập quốc tịch thì không còn phải chờ đợi thời gian lâu nữa. Thường trú nhân vẫn có thể bảo trợ cho con cái còn độc thân bất cứ ở tuổi nào. Cha hay Mẹ thường trú nhân (Permanent resident parent) vẫn có thể bảo trợ cho con cái riêng (Stepchildren) của hai bên, nếu giá thú ký trước ngày đứa con riêng đủ 18 tuổi. Cha hay Mẹ thường trú nhân cũng có thể bảo trợ cho con nuôi trước khi chúng đủ 16 tuổi, nhưng ít nhất Cha hay Mẹ phải sống chung với chúng được 2 năm.
e. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Ba (Third Preference Category). Cha Mẹ có quốc tịch có thể bảo trợ cho con cái đã lập gia đình cùng với các cháu còn độc thân dưới 21 tuổi.
f. Loại Thích Ứng Ưu Tien Thứ Tư (Fourth Preference Category). Anh, chị, em có quốc tịch có thể bảo trợ cho anh chị em độc thân hay lập gia đình rồi. Anh chị em cùng Cha khác Mẹ hay cùng Mẹ khác Cha (Half-brother or half-sisters) có quốc tịch vẫn có thể bảo trợ cho nhau và những đứa con dưới 21 tuổi còn độc thân được quyền đi theo Cha Mẹ của chúng.
3. Thẻ Thường Trú Hết Hạn (Expired Resident Card).
Tất cả các thẻ thường trú chỉ có giá trị tối đa là 10 năm. Có thể nạp đơn xin đổi thẻ mới 6 tháng trước khi thẻ cũ hết hạn. Thẻ thường trú của trẻ em trên 13 tuổi cũng phải làm đơn xin đổi lại thẻ mới càng sớm càng tốt.
1. Các Điều kiện và Thủ Tục Nhập Tịch Hoa Kỳ (Requirements & Procedures for US Naturalization):
a. Cư ngụ 5 năm tại Hoa Kỳ sau khi có thẻ Thường Trú. Phải cư ngụ tại Hoa Kỳ tổng số thời gian ít nhất là 2 năm 6 tháng của 5 năm. Có thể nạp đơn xin nhập tịch trước 3 tháng vừa đủ 5 năm. Nhưng nếu ở nước ngoài quá 1 năm liên tục sẽ không hội đủ điều kiện nạp đơn.
b. Nếu lập gia đình với người Mỹ hay công dân có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ cần 3 năm là thường trú nhân với những điều kiện: Thường trú 3 năm tại Hoa Kỳ, lập giá thú với nhau đủ 3 năm và đương đơn phải cư ngụ đủ 3 tháng tại Tiểu Bang nơi mình nạp đơn xin nhập tịch.
c. Hồ sơ xin nhập tịch gồm có: Mẫu đơn Form N.400, 2 tấm hình, bản sao mặt trước và mặt sau của thẻ thường trú, lệ phí là $675 bằng personal check hay bằng money order.
d. Từ lúc nạp đơn cho đến khi nhận được thư mời đi phỏng vấn, có nơi đông thường trú nhân cư ngụ, phải chờ đợi lâu tới 8 tháng. Nhiều năm trước đây, không cần phải điều tra an ninh (Background check) trước khi được mời đi phỏng vấn. Nhưng bây giờ hầu hết đương đơn được mời đi phỏng vấn là đã có kết quả điều tra an ninh rồi.
e. Trong cuộc phỏng vấn, vị giám khảo sẽ hỏi lại những câu hỏi ở trong mẫu đơn N.400 mà đương đơn đã điền vào những câu trả lời, để xem đương đơn có muốn thay đổi câu trả lời không. Tiếp theo đương đơn sẽ được hỏi về lịch sử Hoa Kỳ trong số 100 câu hỏi đã được phát trước để học. Đọc và viết một câu ngắn bằng tiếng Mỹ.
f. Những đương đơn nào trên 55 tuổi, mà đã là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất đã đủ 15 năm, thì được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Còn những ai trên 50 tuổi mà là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm thì cũng được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Những đương đơn nào có giấy bác sĩ chứng nhận tàn tật, kém trí nhớ, bệnh thần kinh đều được miễn trừ trả lời những câu hỏi khi nhận được thư mời đi phỏng vấn và coi như tự động được vô quốc tịch.
g. Sau khi đã thi đậu xong cuộc phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được thư mời đến Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ để tuyên thệ nhập tịch. Ở những nơi có quá đông người được tuyên thệ, Tòa Án không đủ chỗ ngồi, sẽ phải tổ chức cuộc tuyên thệ ở một nơi công cộng có thể chứa từ 1 ngàn đến 3 ngàn người. Hoặc quá 30 ngày, vì lý do nào đó, Tòa án không thể tổ chức cuộc tuyên thệ được, Tòa sẽ chỉ định cho Sở Di Trú cho đương đơn tuyên thệ ngay tại trụ sở của Sở Di Trú. Do đó, có những trường hợp vừa đậu xong cuộc phỏng vấn, nếu hồ sơ phỏng vấn của đương đơn đã có kết quả an ninh, vị giám khảo có thể cho đương đơn tuyên thệ ngay tại chỗ, mà không cần phải chờ đợi ngày ra Tòa tuyên thệ.
Trong những năm trước đây, tôi cũng đã từng viết những đề tài về pháp lý, thuộc loại pháp luật thực dụng Hoa Kỳ (US Applicable Law), nhưng luôn luôn được xen kẽ bởi những câu chuyện tình cảm có thật, điển hình cho các nhân vật chính trong câu chuyện vi phạm pháp luật. Riêng đề tài này hoàn toàn nói về các điều luật di trú và nhập tịch, nên nội dung rất khô khan, thiếu hấp dẫn đối với người đọc. Vậy xin hẹn gặp lại quý đọc giả trong một đề tài pháp lý khác, có nội dung tình cảm như những bài viết trước đây của tác giả.
LS. Robert Dennis, Trưởng Phòng Tố Tụng, trao tay cho PT. Nguyễn Mạnh San Lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ, tại Toà Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, do Văn Phòng Quốc Hội Hoa Kỳ gửi tới ngày 21 tháng 2 năm 2012
Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Khi chúng ta nói về Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (US Immigration & Naturalization Law) là chúng ta nói đến một bộ luật bao gồm những thủ tục hành chánh pháp lý, được coi là phức tạp nhất trên thế giới. Điều này không lấy gì làm lạ đối với mọi người, vì Hoa Kỳ là một quốc gia tạp chủng, bao gồm đủ mọi sắc dân trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp. Do đó, Luật Di Trú Hoa Kỳ thường được tu chính án bởi Quốc Hội Hoa Kỳ và thủ tục hành chánh pháp lý di trú cũng thường được thay đổi bởi Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, để cho thích ứng với hoàn cảnh và tình trạng của những người di dân đang cư ngụ tại đây, cũng như cho những người sắp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Sau biến cố hãi hùng khủng khiếp xẩy ra vụ nổ bom tại thủ đô Oklahoma City vào ngày 19 tháng 4 năm 1995, làm sập một cao ốc Liên Bang đồ sộ và làm chết 168 người, Sở Di Trú đã được đổi tên, không còn gọi là Immigration & Naturalization Services (INS) nữa, mà tên mới là Citizenship & Immigation Services, gọi tắt là CIS, đồng thời Sở Di Trú cũng không còn trực thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ như trước kia nữa, mà thuộc Bộ An Ninh Nội Địa (Department of Homeland Security), gọi tắt là DHS. Tuy nhiên có một số phần hành trong cơ cấu mới của CIS vẫn trực thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ như trước kia. Hơn thế nữa, sự thay đổi này nhằm chủ đích chính yếu cho vấn đề an ninh quốc phòng, mỗi khi Bộ Ngoại Giao cấp chiếu khán cho ngoại kiều được phép nhập cảnh Hoa Kỳ và đồng thời cho quyền lợi tối thiểu của mọi cá nhân di dân thuộc mọi sắc tộc khác nhau đang sinh sống tại đây, mà họ coi nơi đây như là một quê hương thứ hai của họ, nghĩa là vui thì ở lại đây lâu dài hay mãì mãi, còn buồn thì trở về lại quê hương cũ của mình lúc nào mình muốn. Vì thế mà hầu hết những người tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ, đương nhiên mang trong mình tới 2 quốc tịch, nhất là người Việt-Nam chúng ta nói riêng, hầu hết đều trở thành song tịch, vì chúng ta đến đây để tỵ nạn cộng sản, chứ không phải đến đây vì vấn đề kinh tế, điều này hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Mặc dầu khi tuyên thệ, tất cả mọi người thuộc mọi sắc tộc đều dơ tay lên thề hứa là từ bỏ quốc tịch cũ của mình, nhưng đó chỉ là hình thức bề ngoài hoàn toàn mang tính cách chính trị, chứ trên thực tế người ta vẫn giữ nguyên quốc tịch cũ, trong khi luật di trú Hoa Kỳ không công nhận công dân nhập tịch Hoa Kỳ được quyền mang song tịch tại quốc gia này.
Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ được chia ra làm 2 phần chính yếu: Phần thứ nhất nói về Luật Di Trú. Phần thứ hai nói về Luật Nhập Tịch. Luật Di Trú thì rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục hành chánh pháp lý, để có thể hội đủ các điều kiện di trú vào Hoa Kỳ, mà đôi khi ngay cả một số luật sư chuyên biệt về di trú (Immigration Attorneys) vì thiếu kinh nghiệm lâu năm trong nghề, vẫn có thể bị thiếu xót, không kịp cập nhật hóa những luật lệ mới được thay đổi, nên đã xúc tiến hồ sơ cho thân chủ của mình không đầy đủ, làm cho hồ sơ bị trở ngại, chậm trễ hay bị trả về, mất thời gian tính và đã không đem lại thành quả tốt đẹp như ý mong muốn của thân chủ; còn về Luật Nhập Tịch, tương đối các giấy tờ thủ tục hành chánh thì đơn giản hơn nhiều so với Luật Di Trú, vì Luật Nhập Tịch không đòi hỏi người ta phải nhập tịch mới được cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ, mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của mọi cá nhân muốn nhập tịch. Nếu muốn, đương sự có thể tự mình điền đơn và nạp đơn xin nhập tịch. Nếu không, người ta có quyền cư ngụ tại đây suốt đời, mà không cần phải nhập tịch.
Trước tiên, chúng tôi chỉ xin trình bầy cùng quý đọc giả về một số ít các điều lệ pháp lý căn bản trong Bộ Luật Di Trú, mà những điều lệ này rất thông dụng cho những ai muốn nhập cảnh Hoa Kỳ theo các diện nhập cảnh khác nhau (Different Types of Nonimmigrant Visas) được liệt kê theo thứ tự dưới đây:
A. Luật Di Trú Hoa Kỳ (US Immigration Law):
1. Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ tạm thời (Temporary Visas)
a. Loại chiếu khán B-1 Visa (Temporary Business Visitor) được cấp cho những người có dịch vụ thương mại với những cơ quan công tư hay hãng xưởng tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn như đến tham dự các cuộc hội thảo, gặp khách hàng, ký kết các giao kèo thương mại v.v.. Loại này không được phép đến Hoa Kỳ làm việc.b. Loại chiếu khán B-2 Visa (Temporary Visitor For Pleasure). Loại chiếu khán này được cấp cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc để nghỉ hè tại đây, nhưng phải có thư mời của người cư ngụ tại đây. Loại này có thể được cấp cho phép nhập cảnh nhiều lần vào Hoa Kỳ, mỗi lần tối đa 6 tháng và phải có sự bảo đảm về tài chánh. Loại này cũng có thể cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ vì lý do chữa bệnh. Nhưng phải có giấy tờ của bác sĩ hay của nhà thương chứng nhận là sẽ chữa bệnh cho bệnh nhân và cần phải nêu rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu.
c. Loại chiếu khán C Visa. Loại này được cấp cho những người đến viếng thăm một quốc gia khác, nhưng trên đường đi hay trên đường về, muốn ghé qua Hoa Kỳ. Loại này có thể xin cư ngụ tại Hoa Kỳ tối đa 1 tháng, nhưng không thể xin đổi sang một loại chiếu khán khác và loại chiếu khán này cũng không được phép xin gia hạn.
d. Loại chiếu khán E-1 và E-2 Visas. Loại này được cấp cho những nhà đầu tư thương mại với Hoa Kỳ, mà những nước này đã ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Nhật, Nga và Tầu v.v…
e. Loại chiếu khán F-1 Visa cho du học sinh. Loại này đòi hỏi du học sinh phải có đủ điểm khả năng Anh Ngữ tối thiểu tuỳ theo các đại học đòi hỏi, hoặc cấp cho những du học sinh nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
f. Loại chiếu khán H Visa (Temporary Worker). Loại này cấp cho nhân công được thuê mướn làm việc tại các nông trại, hoặc những ngoại kiều đến học việc (Trainees) và cấp cho những thân nhân trong gia đình của những nhân công làm việc tại nông trại như vợ chồng con cái. Loại chiếu khán này chỉ có giá trị tối đa từ 1 năm cho đến 3 năm. Loại chiếu khán học việc chỉ có giá trị tối đa là 2 năm và thân nhân trong gia đình như vợ chồng con cái cũng có thể được đi theo bằng loại chiếu khán H-4.
g. Loại chiếu khán K-1 Visa (Fiancee). Loại này cấp cho những người đã hứa hôn (Hôn thê hay hôn phu). Những người này khi đã nhập cảnh Hoa Kỳ rồi, thì phải lập hôn thú trong vòng 3 tháng, quá hạn này mà không làm hôn thú thì phải trở về nguyên quán. Nếu những người này có con dưới tuổi vị thành niên có thể được phép đem theo vào Hoa Kỳ.
h. Loại chiếu khán Nonimmigrant R-1 Visa (Religious Worker). Loại này cấp cho các nam nữ tu sĩ hay những chuyên viên đến làm việc cho các cơ quan tôn giáo như Nhà Thờ, Chùa, các trường học tôn giáo, các cơ quan truyền giáo, các tổ chức tôn giáo từ thiện bất vụ lợi. Những người này chỉ cần có giấy chứng thực là hội viên 2 năm liên tục của cơ quan tôn giáo tại quê nhà và phải có giấy xác nhận của cơ quan tôn giáo ở đây, là sẽ thâu dụng đương sự vào làm việc cho cơ quan trọn đủ thời gian (Full-time job) và cơ quan thâu dụng phải chứng tỏ có đủ ngân quỹ để trả lương cho đương sự. Đối với hầu hết trường hợp được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo loại chiếu khán này, đương sự phải chứng tỏ được là mình sẽ quay trở về nguyên quán sau khi giấy chiếu khán hết hạn. Ngoại trừ có một số ít loại chiếu khán này, sau khi làm việc liên tục được 2 năm cho cơ quan, đương sự có thể xin chuyển đổi sang loại chiếu khán di dân (Immigrant Visa) thay vì đang ở loại chiếu khán không di dân (Nonimmigrant Visa). Sự chuyển đổi sang loại này rất có giới hạn và ít người hội đủ điều kiện.
2. Các loại chiếu khán cho phép nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện di dân (Immigrant Visas):
a. Những công dân có quốc tịch Hoa Kỳ (US Citizens) có thể bảo trợ những người có liên hệ ruột thịt (Immediate relatives) như Cha Mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột vào Hoa Kỳ theo diện di dân, để trở thành thường trú ngay khi những người này đặt chân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên những công dân không có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ là thường trú nhân thôi, vẫn có thể bảo trợ cho vợ hoặc chồng, con cái độc thân dưới 21 tuổi, hoặc con cái độc thân từ 21 tuổi trở lên, nhưng thời gian nhập cảnh Hoa Kỳ phải chờ đợi lâu hơn công dân có quốc tịch Hoa Kỳ.
b. Tất cả có 4 Loại Thích Ứng Ưu Tiên (4 Preference Categories) được áp dụng cho vấn đề bảo trợ những thân nhân ruột thịt vừa kể ở đoạn trên.
c. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Nhất (First Preference Category). Loại này bao gồm người có quốc tịch được quyền bảo trợ Cha Mẹ, vợ chồng, con cái dưới 21 tuổi không bị chi phối bởi thời gian chỉ định (Quota). Tuy nhiên Cha Mẹ có quốc tịch vẫn có quyền bảo trợ những đứa con trưởng thành trên 21 tuổi còn độc thân. Nếu con cái đã lập gia đình rồi thì không thuộc vào loại diện này nữa, mà thuộc vào Loại Diện Thứ Ba (Third Preference Category) phải chờ đợi lâu hơn mới có thể đoàn tụ với Cha Mẹ được.
d. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Hai (Second Preference Category). Thường trú nhân có thể bảo trợ cho vợ hay chồng như người có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng phải chờ đợi lâu hơn từ 4 cho đến 5 năm mới có giấy chiếu khán nhập cảnh. Trong thời gian chờ đợi giấy chiếu khán, nếu người chồng hay người vợ nhập quốc tịch thì không còn phải chờ đợi thời gian lâu nữa. Thường trú nhân vẫn có thể bảo trợ cho con cái còn độc thân bất cứ ở tuổi nào. Cha hay Mẹ thường trú nhân (Permanent resident parent) vẫn có thể bảo trợ cho con cái riêng (Stepchildren) của hai bên, nếu giá thú ký trước ngày đứa con riêng đủ 18 tuổi. Cha hay Mẹ thường trú nhân cũng có thể bảo trợ cho con nuôi trước khi chúng đủ 16 tuổi, nhưng ít nhất Cha hay Mẹ phải sống chung với chúng được 2 năm.
e. Loại Thích Ứng Ưu Tiên Thứ Ba (Third Preference Category). Cha Mẹ có quốc tịch có thể bảo trợ cho con cái đã lập gia đình cùng với các cháu còn độc thân dưới 21 tuổi.
f. Loại Thích Ứng Ưu Tien Thứ Tư (Fourth Preference Category). Anh, chị, em có quốc tịch có thể bảo trợ cho anh chị em độc thân hay lập gia đình rồi. Anh chị em cùng Cha khác Mẹ hay cùng Mẹ khác Cha (Half-brother or half-sisters) có quốc tịch vẫn có thể bảo trợ cho nhau và những đứa con dưới 21 tuổi còn độc thân được quyền đi theo Cha Mẹ của chúng.
3. Thẻ Thường Trú Hết Hạn (Expired Resident Card).
Tất cả các thẻ thường trú chỉ có giá trị tối đa là 10 năm. Có thể nạp đơn xin đổi thẻ mới 6 tháng trước khi thẻ cũ hết hạn. Thẻ thường trú của trẻ em trên 13 tuổi cũng phải làm đơn xin đổi lại thẻ mới càng sớm càng tốt.
B. Luật Nhập Tịch Hoa Kỳ (US Naturalization Law):
1. Các Điều kiện và Thủ Tục Nhập Tịch Hoa Kỳ (Requirements & Procedures for US Naturalization):
a. Cư ngụ 5 năm tại Hoa Kỳ sau khi có thẻ Thường Trú. Phải cư ngụ tại Hoa Kỳ tổng số thời gian ít nhất là 2 năm 6 tháng của 5 năm. Có thể nạp đơn xin nhập tịch trước 3 tháng vừa đủ 5 năm. Nhưng nếu ở nước ngoài quá 1 năm liên tục sẽ không hội đủ điều kiện nạp đơn.
b. Nếu lập gia đình với người Mỹ hay công dân có quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ cần 3 năm là thường trú nhân với những điều kiện: Thường trú 3 năm tại Hoa Kỳ, lập giá thú với nhau đủ 3 năm và đương đơn phải cư ngụ đủ 3 tháng tại Tiểu Bang nơi mình nạp đơn xin nhập tịch.
c. Hồ sơ xin nhập tịch gồm có: Mẫu đơn Form N.400, 2 tấm hình, bản sao mặt trước và mặt sau của thẻ thường trú, lệ phí là $675 bằng personal check hay bằng money order.
d. Từ lúc nạp đơn cho đến khi nhận được thư mời đi phỏng vấn, có nơi đông thường trú nhân cư ngụ, phải chờ đợi lâu tới 8 tháng. Nhiều năm trước đây, không cần phải điều tra an ninh (Background check) trước khi được mời đi phỏng vấn. Nhưng bây giờ hầu hết đương đơn được mời đi phỏng vấn là đã có kết quả điều tra an ninh rồi.
e. Trong cuộc phỏng vấn, vị giám khảo sẽ hỏi lại những câu hỏi ở trong mẫu đơn N.400 mà đương đơn đã điền vào những câu trả lời, để xem đương đơn có muốn thay đổi câu trả lời không. Tiếp theo đương đơn sẽ được hỏi về lịch sử Hoa Kỳ trong số 100 câu hỏi đã được phát trước để học. Đọc và viết một câu ngắn bằng tiếng Mỹ.
f. Những đương đơn nào trên 55 tuổi, mà đã là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất đã đủ 15 năm, thì được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Còn những ai trên 50 tuổi mà là thường trú nhân, cư ngụ tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm thì cũng được quyền trả lời những câu hỏi bằng ngôn ngữ của mình qua thông dịch viên. Những đương đơn nào có giấy bác sĩ chứng nhận tàn tật, kém trí nhớ, bệnh thần kinh đều được miễn trừ trả lời những câu hỏi khi nhận được thư mời đi phỏng vấn và coi như tự động được vô quốc tịch.
g. Sau khi đã thi đậu xong cuộc phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được thư mời đến Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ để tuyên thệ nhập tịch. Ở những nơi có quá đông người được tuyên thệ, Tòa Án không đủ chỗ ngồi, sẽ phải tổ chức cuộc tuyên thệ ở một nơi công cộng có thể chứa từ 1 ngàn đến 3 ngàn người. Hoặc quá 30 ngày, vì lý do nào đó, Tòa án không thể tổ chức cuộc tuyên thệ được, Tòa sẽ chỉ định cho Sở Di Trú cho đương đơn tuyên thệ ngay tại trụ sở của Sở Di Trú. Do đó, có những trường hợp vừa đậu xong cuộc phỏng vấn, nếu hồ sơ phỏng vấn của đương đơn đã có kết quả an ninh, vị giám khảo có thể cho đương đơn tuyên thệ ngay tại chỗ, mà không cần phải chờ đợi ngày ra Tòa tuyên thệ.
Trong những năm trước đây, tôi cũng đã từng viết những đề tài về pháp lý, thuộc loại pháp luật thực dụng Hoa Kỳ (US Applicable Law), nhưng luôn luôn được xen kẽ bởi những câu chuyện tình cảm có thật, điển hình cho các nhân vật chính trong câu chuyện vi phạm pháp luật. Riêng đề tài này hoàn toàn nói về các điều luật di trú và nhập tịch, nên nội dung rất khô khan, thiếu hấp dẫn đối với người đọc. Vậy xin hẹn gặp lại quý đọc giả trong một đề tài pháp lý khác, có nội dung tình cảm như những bài viết trước đây của tác giả.
LS. Robert Dennis, Trưởng Phòng Tố Tụng, trao tay cho PT. Nguyễn Mạnh San Lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ, tại Toà Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, do Văn Phòng Quốc Hội Hoa Kỳ gửi tới ngày 21 tháng 2 năm 2012
Phó Tế Nguyễn Mạnh San
0 Comments:
Post a Comment