Nếu không được bảo vệ tốt ngay khi chào đời, nguy cơ trẻ bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ sẽ lên tới 90%. Khi trưởng thành, các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mãn tính.
Nguy cơ truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh. Nếu mẹ bị bệnh vào quý I của thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%, vào quý II là 10% và quý III là 60-70%. Ngoài ra, nguy cơ truyền bệnh còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm huyết thanh.
Đến nay, cơ chế lây truyền viêm gan siêu vi B lúc sinh và sau sinh vẫn chưa được xác định, song người ta cho rằng nó có thể xảy ra qua nhau thai khi chuyển dạ. Vì thế, việc can thiệp bằng phẫu thuật không ngăn chặn được sự lây lan. Hiện tượng truyền bệnh trong tử cung là một trường hợp ngoại lệ. Trong quá trình mang thai, siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu tới bào thai, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng vào quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
Cách dự phòng
- Phía người mẹ: Cần xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Trong đó, chỉ số HBsAg (+) cho thấy siêu vi B đang tăng mạnh. Nếu HBsAg (+) dương tính, cần tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe để đánh giá mức độ truyền bệnh. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì loại vacxin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Về phía trẻ: Cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B 100 đơn vị ngay trong phòng sinh. Sau đó tiêm vacxin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể của trẻ theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi được 6-12 tháng). Sau 15 năm, cần tiêm nhắc lại. Bên cạnh đó, cần cho trẻ bú sữa mẹ ngay vì đó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Theo suckhoe360
Nguy cơ truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh. Nếu mẹ bị bệnh vào quý I của thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%, vào quý II là 10% và quý III là 60-70%. Ngoài ra, nguy cơ truyền bệnh còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm huyết thanh.
Đến nay, cơ chế lây truyền viêm gan siêu vi B lúc sinh và sau sinh vẫn chưa được xác định, song người ta cho rằng nó có thể xảy ra qua nhau thai khi chuyển dạ. Vì thế, việc can thiệp bằng phẫu thuật không ngăn chặn được sự lây lan. Hiện tượng truyền bệnh trong tử cung là một trường hợp ngoại lệ. Trong quá trình mang thai, siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu tới bào thai, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng vào quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
Cách dự phòng
- Phía người mẹ: Cần xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Trong đó, chỉ số HBsAg (+) cho thấy siêu vi B đang tăng mạnh. Nếu HBsAg (+) dương tính, cần tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe để đánh giá mức độ truyền bệnh. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì loại vacxin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Về phía trẻ: Cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B 100 đơn vị ngay trong phòng sinh. Sau đó tiêm vacxin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể của trẻ theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi được 6-12 tháng). Sau 15 năm, cần tiêm nhắc lại. Bên cạnh đó, cần cho trẻ bú sữa mẹ ngay vì đó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Theo suckhoe360
0 Comments:
Post a Comment