Thời tiết mùa thu thật đẹp nhưng đôi khi cũng thật thất thường: lúc nắng, lúc lạnh và cả những cơn mưa bất ngờ. Bạn rất dễ bị ốm và những bài thuốc dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục các bệnh thường gặp trong mùa thu đông.
Khi bị viêm phế quản
Lấy 500g hành khô rửa sạch và nghiền nhỏ, 400g đường cát, 1 lít nước lạnh, 50g mật ong. Hành, nước, đường cho vào nồi trộn đều và đun cho đến khi sôi. Sau đó, vặn nhỏ lửa và đun thêm 3 tiếng. Sau đó tắt bếp và cho thêm mật ong vào. Để nguội hợp chất, cho vào hộp đậy kín và cất vào tủ lạnh để bảo quản.
Khi cần uống, bạn cần phải đun dung dịch ấm lên, mối lần uống 1 thìa (15ml), uống từ 4 - 6 lần trước bữa ăn 15 - 20 phút. Liều lượng uống thuốc của trẻ em và người lớn là như nhau. Số lần thuốc uống có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên, cần phải uống trong một thời gian dài và 3 tháng một lần cần phải lặp lại phương pháp điều trị này thì bệnh mới có thể khỏi hẳn.
Khi bị cảm lạnh
Xay nhỏ một quả chanh, sau đó dã nhỏ hai nhánh tỏi. Trộn đều hỗn hợp và thêm vào 0,5 lít nước, đun hỗn hợp cho đến khi nước sôi. Để hỗn hợp này khoảng 4 ngày ở nơi thoáng mát. Sau đó cất vào tủ lạnh và uống 1 thìa mỗi ngày lúc đói. Hỗn hợp này không chỉ giúp bạn tăng sức đề kháng mà còn giúp ruột làm việc tốt hơn và sắc mặt của bạn thêm hồng hào.
Khi bị sổ mũi
- Lấy 1 phần nước ép cà rốt, 1 phần dầu thực vật và một ít nước cốt tỏi. Trộn đều vào nhau. Nhỏ vào mũi hỗn hợp này mỗi ngày vài lần.
- Ngâm đôi bít tất len trong nước nóng pha muối, vắt khô thật nhanh bít tất và đeo đôi bít tất đó vào chân.
- Trộn tỏi dã nhỏ và mật ong theo tỷ lệ 1:1. Mỗi giờ uống 1 chén nhỏ.
- Đổ 100g rượu votka vào một quả trứng và thêm 1 thìa đường. Sau đó trộn đều và uống một ngày một lần sẽ rất tốt.
Khi môi bị khô nẻ
- Thỏi son dưỡng hoặc lọ vaselin là vật nên có thường xuyên trong túi xách của bạn, nhất là vào mùa đông. Trong trường hợp bạn quên, hoặc đã hết mà chưa mua kịp, bạn có thể "cấp cứu" cho đôi môi khô nẻ bằng một số cách đơn giản:
- Bôi một lớp thuốc mỡ Tetracyclin. Nó sẽ làm dịu ngay đôi môi của bạn. Tuy nhiên, dù sao đây cũng là thuốc nên bạn cần tránh để không ăn phải nó, và chỉ dùng trong trường hợp "chữa cháy".
- Thoa một chút dầu ăn lên môi, sẽ đỡ khô nẻ hơn.
(Theo Dân trí)
Khi bị viêm phế quản
Lấy 500g hành khô rửa sạch và nghiền nhỏ, 400g đường cát, 1 lít nước lạnh, 50g mật ong. Hành, nước, đường cho vào nồi trộn đều và đun cho đến khi sôi. Sau đó, vặn nhỏ lửa và đun thêm 3 tiếng. Sau đó tắt bếp và cho thêm mật ong vào. Để nguội hợp chất, cho vào hộp đậy kín và cất vào tủ lạnh để bảo quản.
Khi cần uống, bạn cần phải đun dung dịch ấm lên, mối lần uống 1 thìa (15ml), uống từ 4 - 6 lần trước bữa ăn 15 - 20 phút. Liều lượng uống thuốc của trẻ em và người lớn là như nhau. Số lần thuốc uống có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên, cần phải uống trong một thời gian dài và 3 tháng một lần cần phải lặp lại phương pháp điều trị này thì bệnh mới có thể khỏi hẳn.
Khi bị cảm lạnh
Xay nhỏ một quả chanh, sau đó dã nhỏ hai nhánh tỏi. Trộn đều hỗn hợp và thêm vào 0,5 lít nước, đun hỗn hợp cho đến khi nước sôi. Để hỗn hợp này khoảng 4 ngày ở nơi thoáng mát. Sau đó cất vào tủ lạnh và uống 1 thìa mỗi ngày lúc đói. Hỗn hợp này không chỉ giúp bạn tăng sức đề kháng mà còn giúp ruột làm việc tốt hơn và sắc mặt của bạn thêm hồng hào.
Khi bị sổ mũi
- Lấy 1 phần nước ép cà rốt, 1 phần dầu thực vật và một ít nước cốt tỏi. Trộn đều vào nhau. Nhỏ vào mũi hỗn hợp này mỗi ngày vài lần.
- Ngâm đôi bít tất len trong nước nóng pha muối, vắt khô thật nhanh bít tất và đeo đôi bít tất đó vào chân.
- Trộn tỏi dã nhỏ và mật ong theo tỷ lệ 1:1. Mỗi giờ uống 1 chén nhỏ.
- Đổ 100g rượu votka vào một quả trứng và thêm 1 thìa đường. Sau đó trộn đều và uống một ngày một lần sẽ rất tốt.
Khi môi bị khô nẻ
- Thỏi son dưỡng hoặc lọ vaselin là vật nên có thường xuyên trong túi xách của bạn, nhất là vào mùa đông. Trong trường hợp bạn quên, hoặc đã hết mà chưa mua kịp, bạn có thể "cấp cứu" cho đôi môi khô nẻ bằng một số cách đơn giản:
- Bôi một lớp thuốc mỡ Tetracyclin. Nó sẽ làm dịu ngay đôi môi của bạn. Tuy nhiên, dù sao đây cũng là thuốc nên bạn cần tránh để không ăn phải nó, và chỉ dùng trong trường hợp "chữa cháy".
- Thoa một chút dầu ăn lên môi, sẽ đỡ khô nẻ hơn.
(Theo Dân trí)
0 Comments:
Post a Comment