Friday, November 8, 2019

Những điều cần biết cho mẹ: Thai nhi 13 tuần tuổi

Mặc dù thai nhi chỉ dài có 5,5cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng chưa tới 14g nhưng gan đã bắt đầu tiết mật và thận đã sản xuất ra nước tiểu và được chứa ở bàng quang.

Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này nặng khoảng 23 gram.

Gương mặt của bé đang có sự thay đổi đáng kể, càng ngày càng giống với con người hơn. Mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán và tai thì cũng đã về đúng vị trí.

Đây cũng là thời điểm các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đã hoàn thiện phát triển. Ruột dường như phồng lên hơn ở gần cuống rốn và bắt đầu dịch chuyển về khoang bụng. Các lông nhung ruột thậm chí cũng đang hình thành trong ruột. Tuyến tụy của bé đã xuất hiện, vận hành và còn tiết ra insulin.

Da bé vẫn còn trong suốt, tuy nhiên phần đầu đã dần cân xứng với phần thân.

Thai nhi sẽ cử động nếu bụng mẹ bị kích thích mặc dù bạn hoàn toàn chưa cảm thấy gì. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các "khớp" thần kinh (kết nối các dây thần kinh trong não bộ) đang hình thành.

Thai nhi bắt đầu có nhiều phản xạ hơn, chân bé bắt đầu phát triển dài hơn tay. Sự xuất hiện của gan bàn tay làm các ngón tay gần nhau hơn, gan bàn chân phát triển giúp các ngón chân có thể co duỗi và sự phát triển của mí mắt giúp bé nhắm mở mắt dễ dàng. Bé có thể đưa ngón cái lên miệng, tuy nhiên phản xạ mút thì chưa được phát triển lắm.
Thai nhi tuần thứ 13: Nhau thai bây giờ gần như đã được thiết lập hoàn chỉnh
Thai nhi tuần thứ 13: Nhau thai bây giờ gần như đã được thiết lập hoàn chỉnh

Sự thay đổi của người mẹ 

Thật tuyệt vời là cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu cảm thấy mình tràn đầy sức sống. Cảm giác căng thẳng vì lo sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu quay trở lại. Hãy chắc rằng tất cả các loại thịt bạn ăn đều được nấu chín kỹ để loại trừ bệnh toxoplasmosis nhé.

Các bệnh liên quan với răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong giai đoạn này. Tất nhiên cũng nên lưu ý các bác sĩ nha khoa về tình trạng bầu bí của mình để tránh chỉ định đi chụp X-quang.

Ngoài ra, càng chảy máu lợi thì bạn càng nên dùng chỉ tơ nha khoa cũng như đánh răng. Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy các cách điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết vì bụng đã "lộ" hơn trong khi cân nặng có thể chưa thay đổi nhiều. Bạn có thể cảm thấy rằng mình cần một kiểu tóc mới để phù hợp với tình hình hay đơn giản đó là một khuynh hướng bạn thích và đây chính là thời điểm thích hợp.

Lời khuyên hữu ích

Lúc này, thêm một vài cái gối lớn trên giường sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể đặt 1 cái dưới chân khi nằm nghiêng. Và đôi khi đây là cách giúp bạn dễ ngủ hơn sau sinh.

Những việc cần quan tâm 

Đừng lo lắng nếu trong lần đầu siêu âm mà thai nằm ở vị trí thấp, 90% sẽ di chuyển lên cao khi ở tuần thai thứ 28.

Hãy rủ chồng cùng tham gia các lớp học tiền sinh để anh ấy có thể chia sẻ với bạn nhiều hơn trong giai đoạn này.

Các đốm nâu cũng bắt đầu nhiều hơn ở nhiều vùng da, đặc biệt là ở vùng ngực. Một chiếc áo lót vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa và kích thích sự lớn lên không ngừng của bầu ngực.

Hãy nghĩ kỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Những lo lắng thường gặp

Theo truyền thống, người ta kiêng không mua sắm và chuẩn bị mọi thứ cho bé sắp chào đời vào thời điểm này vì họ tin rằng đó là một điềm xấu. Vậy nên, nếu gia đình bạn cũng theo quan niệm này thì tốt nhất là hãy đi shopping "ngắm trước" và lên danh sách những thứ cần mua để dung hoà.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Khi phụ nữ mang thai bước vào tháng thứ 4 thai kỳ, họ thường quan tâm nhiều đến hoạt động tình dục. Nhiều cặp vợ chồng thường tự hỏi tình dục trong lúc mang thai có an toàn không. Nhiều người không biết rằng bé được bảo vệ bởi dịch ối trong tử cung, bởi thành bụng của bạn, và bởi chất nhầy che kín cổ tử cung của bạn và giúp chống lại sự nhiễm trùng. Do đó bạn vẫn có thể quan hệ trong thời gian này.

Hoạt động tình dục nên tránh nếu:

- Bạn đã từng sinh non

- Bạn đã từng sẩy thai

- Bạn bị vở ối

- Bạn bị xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân

- Bạn bị nhau tiền đạo hay nhau thấp

- Bạn bị hở cổ tử cung

- Bạn hay chồng bạn mắc bệnh truyền nhiễm.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Gần 90% phụ nữ mang thai xuất hiện những vết rạn da. Những vết rạn da này xuất hiện như vệt hồng hay vệt đỏ chạy dọc ngực hay bụng của bạn. Tăng cân với tốc độ từ từ có thể làm giảm những vết rạn da và cũng tốt hơn cho bạn và đứa con trong bụng của bạn. Tập thể dục và bôi dung dịch có chứa vitamin E và axit alpha hydroxy giúp ngăn chặn những vết rạn da. Nếu bạn vẫn bị rạn da, bạn cũng đừng quá lo lắng vì những vết rạn da này sẽ mờ dần sau khi sinh. Phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng những chất diều trị cho những vết rạn da vì vài loại thuốc có thể hấp thu qua da và vào trong máu người mẹ ,điều này có nghỉa là chúng sẽ vào máu thai nhi.

Dành cho ba của bé

Đừng nổi nóng với vợ. Điều này nghe có vẻ đơn giản và dễ dàng, nhưng nhiều phụ nữ thường lo lắng vì sự nổi nóng của chồng mình. Nếu chồng bạn không có tính khí như vậy, bạn hãy cho anh ấy điểm cộng.

Những điều cần biết cho mẹ: Thai nhi 13 tuần tuổi Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment