Bạn giờ đã bước vào thời điểm cuối của giai đoạn thai kỳ đầu tiên, thời điểm hoàn chỉnh vóc dáng của một con người. Lúc này, nỗi lo sẩy thai cũng tạm lắng.
Sự phát triển của bé
Thai nhi nặng khoảng 14 gram, có kích thước tương đương một quả chanh vàng. Đầu bé vẫn to hơn hẳn phần thân, chiếm 1/3 chiều dài cơ thể.
Bé giờ đã là một con người hoàn chỉnh, từ mầm răng đến móng chân và có chiều dài bằng ngón tay cái của bạn (4cm). Các ngón tay và chân của bé đã có sự phân chia rõ rệt và xương bắt đầu trở nên cứng cáp.
Tim bé đập nhanh hơn, khoảng 160 nhịp/phút. Ống tiêu hóa của bé cũng có thể chuyển động được vì ruột đã khớp vừa với ổ bụng.
Bé cũng đang bận rộn với trò đá chân và duỗi người. Bé có thể cong gập ngón chân, mút dịch ối, nhắm chặt mắt… Nếu nhìn bé lúc này, bạn sẽ thấy giống như một người đang múa ba lê dưới nước.
Gương mặt bé đã dần định hình với hai mắt nằm ở đằng trước và nằm gần nhau hơn. Hai tai ở hai bên. Mũi và cằm cũng đang định hình.
Khoảng tháng thứ 6, bé sẽ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là lớn lên và mạnh hơn, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Chăm sóc tiền sinh
Một trong những việc quan trọng của giai đoạn này là nghe tim thai bằng máy khuếch đại âm thanh Sonicaid. Nhịp tim của bé lúc này giống như tiếng ngựa phi nước kiệu trong một vở kịch.
Đừng vội lo lắng nếu bác sĩ không muốn kiểm tra tim thai. Đơn giản là họ không muốn bạn lo lắng không cần thiết ở thời điểm này. Chỉ cần sang tuần kế tiếp là mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Cơ thể bạn
Cuối cùng thì bạn cũng đạt đến mốc tuần cuối cùng của giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Từ lúc này trở đi, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề xảy thai và tập trung vào việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Và mặc dù độ an toàn vẫn chưa hẳn là 100% nhưng bạn đã có thể thoải mái hơn trước, mang thai cho đến ngày chờ sinh.
Tạm biệt chứng ốm nghén nhé!
Hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều phải khổ sở về chứng ốm nghén của mình khi ăn uống khó khăn và uể oải. Tuy nhiên, từ giai đoạn này trở đi, chứng ốm nghén cũng bắt đầu giảm dần. Việc một lượng lớn hormone trong cơ thể tăng lên lúc bắt đầu mang thai bây giờ đã được trung hòa nên dấu hiệu ốm nghén cũng mất dần đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người còn tiếp tục chịu cảnh ốm nghén thêm vài tuần nữa, thậm chí là vài tháng nữa, một số trường hợp cá biệt còn ốm nghén cho đến tận ngày ở cữ.
Tăng cường năng lượng
Khi bạn bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, bạn sẽ dần cảm thấy ít mệt mỏi hơn, quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giúp bạn tăng cường được năng lượng để chuẩn bị cho thời kỳ sinh con. Nhưng cố gắng đừng lạm dụng điều này mà làm việc quá sức, bạn vẫn cần rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi và dưỡng sức.
Lời khuyên hữu ích
Nếu chót bỏ lỡ các lớp học tiền sinh ở giai đoạn đầu thai kỳ thì đây là thời điểm thích hợp để bạn tìm một lớp học phù hợp.
Hoạt động cộng đồng
Nếu đây không phải là lần mang thai thứ 2 hay thứ 3 của bạn? Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng trải qua chuyện này trước khi bắt đầu nghiên cứu sách vở.
Những việc cần quan tâm
Đi siêu âm để kiểm tra thai kỳ trong tuần từ 12 - 14. Lần kiểm tra này sẽ cho biết quá trình mang thai của bạn có bình thường và bé có khoẻ mạnh không. Đây cũng là thời điểm cho biết chính xác tuổi thai dựa trên chiều dài của thai nhi. Việc siêu âm quanh thời điểm này chưa thể cho kết quả chính xác về giới tính thai nhi.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn vẫn muốn tiếp tục uống axit folic bổ sung sau thời điểm này bởi thực tế là hệ thần kinh của bé đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng trong các tuần tiếp theo vẫn rất quan trọng.
Những lo lắng thường gặp
Bạn làm việc cả ngày trong khi số giờ nghỉ ngơi rất ít?
Hãy tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc mọi nơi. Trao đổi với sếp về tình trạng của mình để nhận được sự ưu ái cần thiết.
Bạn lo lắng có thể bị nhiễm khuẩn từ các món ăn ngoài hàng quán?
Đúng là khả năng nhiễm khuẩn trong giai đoạn này cao hơn bởi hệ miễn dịch bị suy yếu đôi chút trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn lưu ý và cẩn thận với các thực phẩm mình ăn thì chắc chắn sẽ tránh được mọi phiền toái, rắc rối.
Các loại nước chưa được lọc có thể là nguồn nhiễm khuẩn đáng sợ vì thế tốt nhất là luôn mang nước uống theo bên người.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Đây là thời gian quan trọng mà bạn phải chú ý đến chế độ ăn và phải bảo đảm cả bạn và thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng không phải vì mang thai mà bạn có thể ăn mọi thứ. Cân nặng của bạn cần tăng lên đều đặn trong suốt thai kỳ, nhưng cần tránh tăng cân quá mức bằng cách: tránh ăn thức ăn nhanh tránh ăn những bữa ăn qua loa lúc khuya hạn chế chất béo và chất ngọt. Bạn có thể biết thêm thông tin về cách ăn uống ở mục ăn uống cho cả hai : ảnh hưởng của cân nặng đối với thai kỳ.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Nhiều phụ nữ đã đạt những kết quả tốt từ bài tập có tên là Kegel trước, trong, và sau khi mang thai, vì bài tập này làm vững chắc các cơ ở âm đạo. Những sản phụ tập bài tập này thấy rằng nó giúp ích cho việc sinh nở và làm vững chắc các cơ sau sinh.
Dành cho ba của bé
Cơ thể của sản phụ sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi và những thứ mà cô ấy trước đây đã làm một cách dễ dàng giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn. Có một cách tốt mà bạn cho cô ấy biết sự quan tâm, thông cảm, và thấu hiểu cô ấy là mát xa bàn tay, bàn chân, hay lưng vào cuối ngày. Bạn cũng có thể dùng nước hoa có mùi hương cố ấy yêu thích hay dầu mát xa.
Sự phát triển của bé
Thai nhi nặng khoảng 14 gram, có kích thước tương đương một quả chanh vàng. Đầu bé vẫn to hơn hẳn phần thân, chiếm 1/3 chiều dài cơ thể.
Bé giờ đã là một con người hoàn chỉnh, từ mầm răng đến móng chân và có chiều dài bằng ngón tay cái của bạn (4cm). Các ngón tay và chân của bé đã có sự phân chia rõ rệt và xương bắt đầu trở nên cứng cáp.
Tim bé đập nhanh hơn, khoảng 160 nhịp/phút. Ống tiêu hóa của bé cũng có thể chuyển động được vì ruột đã khớp vừa với ổ bụng.
Bé cũng đang bận rộn với trò đá chân và duỗi người. Bé có thể cong gập ngón chân, mút dịch ối, nhắm chặt mắt… Nếu nhìn bé lúc này, bạn sẽ thấy giống như một người đang múa ba lê dưới nước.
Gương mặt bé đã dần định hình với hai mắt nằm ở đằng trước và nằm gần nhau hơn. Hai tai ở hai bên. Mũi và cằm cũng đang định hình.
Khoảng tháng thứ 6, bé sẽ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là lớn lên và mạnh hơn, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Thai nhi tuần thứ 12: Gương mặt bé đã dần định hình với hai mắt nằm ở đằng trước và nằm gần nhau hơn |
Một trong những việc quan trọng của giai đoạn này là nghe tim thai bằng máy khuếch đại âm thanh Sonicaid. Nhịp tim của bé lúc này giống như tiếng ngựa phi nước kiệu trong một vở kịch.
Đừng vội lo lắng nếu bác sĩ không muốn kiểm tra tim thai. Đơn giản là họ không muốn bạn lo lắng không cần thiết ở thời điểm này. Chỉ cần sang tuần kế tiếp là mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Cơ thể bạn
Cuối cùng thì bạn cũng đạt đến mốc tuần cuối cùng của giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Từ lúc này trở đi, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề xảy thai và tập trung vào việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Và mặc dù độ an toàn vẫn chưa hẳn là 100% nhưng bạn đã có thể thoải mái hơn trước, mang thai cho đến ngày chờ sinh.
Tạm biệt chứng ốm nghén nhé!
Hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều phải khổ sở về chứng ốm nghén của mình khi ăn uống khó khăn và uể oải. Tuy nhiên, từ giai đoạn này trở đi, chứng ốm nghén cũng bắt đầu giảm dần. Việc một lượng lớn hormone trong cơ thể tăng lên lúc bắt đầu mang thai bây giờ đã được trung hòa nên dấu hiệu ốm nghén cũng mất dần đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người còn tiếp tục chịu cảnh ốm nghén thêm vài tuần nữa, thậm chí là vài tháng nữa, một số trường hợp cá biệt còn ốm nghén cho đến tận ngày ở cữ.
Tăng cường năng lượng
Khi bạn bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, bạn sẽ dần cảm thấy ít mệt mỏi hơn, quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giúp bạn tăng cường được năng lượng để chuẩn bị cho thời kỳ sinh con. Nhưng cố gắng đừng lạm dụng điều này mà làm việc quá sức, bạn vẫn cần rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi và dưỡng sức.
Lời khuyên hữu ích
Nếu chót bỏ lỡ các lớp học tiền sinh ở giai đoạn đầu thai kỳ thì đây là thời điểm thích hợp để bạn tìm một lớp học phù hợp.
Hoạt động cộng đồng
Nếu đây không phải là lần mang thai thứ 2 hay thứ 3 của bạn? Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng trải qua chuyện này trước khi bắt đầu nghiên cứu sách vở.
Những việc cần quan tâm
Đi siêu âm để kiểm tra thai kỳ trong tuần từ 12 - 14. Lần kiểm tra này sẽ cho biết quá trình mang thai của bạn có bình thường và bé có khoẻ mạnh không. Đây cũng là thời điểm cho biết chính xác tuổi thai dựa trên chiều dài của thai nhi. Việc siêu âm quanh thời điểm này chưa thể cho kết quả chính xác về giới tính thai nhi.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn vẫn muốn tiếp tục uống axit folic bổ sung sau thời điểm này bởi thực tế là hệ thần kinh của bé đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng trong các tuần tiếp theo vẫn rất quan trọng.
Những lo lắng thường gặp
Bạn làm việc cả ngày trong khi số giờ nghỉ ngơi rất ít?
Hãy tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc mọi nơi. Trao đổi với sếp về tình trạng của mình để nhận được sự ưu ái cần thiết.
Bạn lo lắng có thể bị nhiễm khuẩn từ các món ăn ngoài hàng quán?
Đúng là khả năng nhiễm khuẩn trong giai đoạn này cao hơn bởi hệ miễn dịch bị suy yếu đôi chút trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn lưu ý và cẩn thận với các thực phẩm mình ăn thì chắc chắn sẽ tránh được mọi phiền toái, rắc rối.
Các loại nước chưa được lọc có thể là nguồn nhiễm khuẩn đáng sợ vì thế tốt nhất là luôn mang nước uống theo bên người.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Đây là thời gian quan trọng mà bạn phải chú ý đến chế độ ăn và phải bảo đảm cả bạn và thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng không phải vì mang thai mà bạn có thể ăn mọi thứ. Cân nặng của bạn cần tăng lên đều đặn trong suốt thai kỳ, nhưng cần tránh tăng cân quá mức bằng cách: tránh ăn thức ăn nhanh tránh ăn những bữa ăn qua loa lúc khuya hạn chế chất béo và chất ngọt. Bạn có thể biết thêm thông tin về cách ăn uống ở mục ăn uống cho cả hai : ảnh hưởng của cân nặng đối với thai kỳ.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Nhiều phụ nữ đã đạt những kết quả tốt từ bài tập có tên là Kegel trước, trong, và sau khi mang thai, vì bài tập này làm vững chắc các cơ ở âm đạo. Những sản phụ tập bài tập này thấy rằng nó giúp ích cho việc sinh nở và làm vững chắc các cơ sau sinh.
Dành cho ba của bé
Cơ thể của sản phụ sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi và những thứ mà cô ấy trước đây đã làm một cách dễ dàng giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn. Có một cách tốt mà bạn cho cô ấy biết sự quan tâm, thông cảm, và thấu hiểu cô ấy là mát xa bàn tay, bàn chân, hay lưng vào cuối ngày. Bạn cũng có thể dùng nước hoa có mùi hương cố ấy yêu thích hay dầu mát xa.
0 Comments:
Post a Comment