Hai con của tôi đã được tiêm hủng hồi vòn nhỏ (tiêm chủng 6 loại vaccin) trong đó dường như đã có chủng ngừa uốn ván (tê ta nốt), như vậy việc chủng ngừa đó đến bây giờ có còn tác dụng không? nếu còn thì nếu có trầy sướt, hoặc thị thương thì có cần phải tiêm chủng ngay sau khi bị thương không?. Đó là trường hợp chủng ngừa khi còn nhỏ, còn trường hợp không chủng ngừa hồi còn nhỏ, thì bây giờ nếu bị thương thì tất nhiên là phải chích ngừa, thế nhưng nếu sau đó lại bị thương nữa, thì lần sau có cần phải chích ngừa nữa không? Xin cảm ơn và kính chào quý vi. (Nguyễn Đức Nhuệ)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Xin trả lời vấn đề bạn cần quan tâm về bệnh uốn ván cũng như văcxin phòng bệnh uốn ván như sau:
1/ Bệnh uốn ván là bệnh gây nên do trực khuẩn gram (-) có tên là Clostridum tetani, bệnh xuất hiện do vết thương bị nhiễm nha bào uốn ván. Trong cơ thể, nha bào phát triển thành vi khuẩn và sinh sản ra chất độc (độc tố). Điều kiện yếm khí thúc đẩy vi khuẩn phát triển, vì thế với những vết thương có nhiều nguy cơ có nha bào uốn ván như vết thương do vật bằng sắt thép gỉ, vết thương bẩn, có tiếp xúc với đất cát (vì chủ yếu nha bào có nhiều trong đất và phân) thì sau khi làm sạch, nếu băng kín vết thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván phát triển.
Độc tố uốn ván xâm nhập vào các sợi thần kinh ngoại vi của hệ thần kinh trung ương. Tại đây, nó ức chế sự giải phóng các chất ức chế thần kinh như glycin, GABA gây nênn các triệu chứng co cứng cơ, co giật do tăng trương lực cơ, liệt cứng và bệnh nhân có thể chết do suy hô hấp.
Miẽn dịch trong bệnh uốn ván.
Lịch sử tiêm uốn ván rất quan trong trong việc xử lý các vết thương và phòng bệnh uốn ván.
Lịch tiêm văcxin uốn ván như sau:
1/ Văcxin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) được tiêm tổng cộng 5 liều như sau:
Vào lúc 2 tháng tuổi; 4 tháng tuổi; 6 tháng tuổi; 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi. Nên tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi.
2/ Td (Giải độc tố uốn ván cùng với giải độc tố bạch hầu liều thấp) nên tiêm cho người trên 7 tuổi như sau:
Tiêm vào 14- 16 tuổi, cứ sau 10 năm tiêm nhắc lại một lần.
Đối với các vết thương thì tuỳ thuộc vào lịch sử tiêm và độ tổn thương mà căn cứ tiêm như sau:
3.1. Nếu vết thương sạch, nhỏ, trong vòng 6 giờ và sâu không dưới 1cm, không bẩn:
- Nếu không chắc chắn hoặc tiêm chưa đầy đủ (nhỏ hơn 3 liều) (1): Chỉ dùng Td.
- Tiêm đầy đủ (3 hoặc hơn 3 liều) và mới tiêm (2): Không tiêm gì cả, để hở vết thương.
- Tiêm đầy đủ nhưng trong vòng 5 năm đến 10 năm kể từ lần tiêm gần nhất (3): không tiêm gì cả, chỉ để hở vết thương.
- Tiêm đầy đủ, nhưng lần tiêm gần nhất cách đây 10 năm (4): tiêm Td.
3.2. Nếu vết thương có đất, nước bọt, phân, vết thương xuyên thủng, nát, bị cắn, trên 6 giờ, sâu trên 1cm .
- Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (1): Tiêm Td và TIG ở hai vị trí khác nhau.
- Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (2): Không dùng gì cả.
- Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (3): Chỉ dùng Td
- Nếu lịch sử tiêm ở trường hợp (4): Chỉ dùng Td
Ghi chú:
- Td là giải độc tố uốn ván cùng với giải độc tố bạch hầu liều thấp.
- TIG là globulin miễn dịch chống uốn ván, tạo ra miễn dịch thụ động chống độc tố uốn ván.
- Khi tiêm Td và TIG nên tiêm ở hai vị trí khác nhau, nếu không globulin miễn dịch sẽ gắn với giải độc tố và cả hai mất tác dụng.
Hy vọng thông tin cung cấp sẽ làm hài lòng bạn.
BS Phạm Thanh Thuỷ
(Theo Thuốc & Biệt dược)
Friday, December 13, 2019
Bệnh uốn ván và cách phòng ngừa?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Comments:
Post a Comment