Tuesday, December 3, 2019

Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ ngày xưa đối phó với "ngày đèn đỏ" như thế nào?

Đã có thời, người ta sử dụng sợi bông và cỏ lau, hay những cây cỏ mềm bó lại và cho vào bên trong cơ thể để giữ cơ thể sạch sẽ trong "ngày đèn đỏ".

Có lẽ, kinh nguyện là một phần trong cuộc sống của chị em phụ nữ ở bất kỳ quốc gia nào và trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Tuy vậy mà, trong một số nền văn hóa, đây vẫn là vấn đề tế nhị và thường bị biến thành điều cấm kỵ, không hay được nhắc tới.

Chẳng hạn như Nhật Bản, muôn đời nay, dù nền văn minh và kinh tế có phát triển đến mức nào đi chăng nữa, thì chuyện tới mùa rụng dâu của chị em vẫn nghiễm nhiên là một chuyện vô cùng thầm kín và phải được giải quyết mau chóng.

Vậy thì có bao giờ bạn tự hỏi, phụ nữ ở quốc gia này vào thời xưa, khi sự phân biệt giới còn khắt khe quy củ, chưa có cả băng vệ sinh lẫn tampon thì những người phụ nữ trong những bộ Kimono truyền thống rườm rà đã làm cách nào để vượt qua ngày đèn đỏ hay không?
Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ ngày xưa đối phó với "ngày đèn đỏ" như thế nào?
Những thông tin để trả lời thắc mắc này hiện nay đã được một số trang thông tin tại Nhật khai thác như sau:

Cách giải quyết còn phụ thuộc vào bạn thuộc tầng lớp nào

Vào thời Edo, giấy đã được ra đời, nhưng lại được buôn bán với giá khá đắt, vì vậy cho dù cho nó là một thứ vật dụng thấm "dâu" vô cùng hữu hiệu nhưng ít khi được phụ nữ sử dụng, nhất là những người phụ nữ nông thôn, thuộc tầng lớp thấp. Vì thế, chị em nông thôn đã tự nghĩ ra cách tận dụng thiên nhiên xung quanh, đặc biệt là sợi bông và cỏ lau, hay những cây cỏ mềm, tất nhiên cách dùng rất đơn giản, họ chỉ cần bó lại và cho vào bên trong cơ thể mà thôi.

Một điều đặc biệt nữa là, giai đoạn trung đại này, người nông thôn Nhật Bản lại có cái nhìn rất khe khắt đối với kinh nguyệt của phụ nữ, vì vậy một khi phụ nữ tới ngày thì sẽ phải ở phòng riêng, thậm chí là không được tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.
Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ ngày xưa đối phó với "ngày đèn đỏ" như thế nào? - 1
Còn đối với tầng lớp phụ nữ thành thị thì thay vì tận dụng cây cỏ như bộ phận phụ nữ ở nông thôn, họ sẽ lại mua giấy tái sử dụng hoặc loại giấy cỏ của Nhật Bản vào thời đó để thấm "dâu", tránh ảnh hưởng đến công việc. Một số ít phụ nữ giàu có khác, thì họ lại sử sụng băng gạc cứu thương, tương tự như khăn xô để băng lại. Đây đồng thời cũng là loại vải dùng để làm tã lót em bé trong các gia đình quý tộc.

Đặc biệt, là thời gian này ở Nhật Bản đã xuất hiện tầng lớp phụ nữ "bán hoa" và vì tính chất công việc nên họ không thể dừng việc "kinh doanh thân xác" của mình trong bất kỳ ngày nào, kể cả ngày "đèn đỏ", vì thế, họ đã chi mạnh tay để có thể mua loại giấy washi đắt tiền để tiêu diệt "dâu" triệt để mà tiếp tục hành nghề.

Phụ nữ Nhật Bản xưa không hề "tràn trề" như ngày nay

Đây có lẽ là một sự thật khiến nhiều người bất ngờ, nhưng sự thật vẫn mãi là sự thật. Nguyên nhân dẫn đến điều này, theo những nghiên cứu của Nhật Bản chính là do môi trường sống, chế độ ăn uống, cũng như là nguyên liệu nấu nướng thời xưa. Bởi thực chất, kinh nguyệt là chu kỳ điều tiết và loại thải độc tố, lọc máu của cơ thể người phụ nữ. Vì thế độc tố càng nhiều thì "dâu" rơi càng nhiều và ngược lại.
Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ ngày xưa đối phó với "ngày đèn đỏ" như thế nào? - 2
Trong khi, vào thời xưa, thực phẩm nông sản các loại của Nhật Bản hoàn toàn không có hóa chất như ngày nay, nền công nghiệp cũng chưa xuất hiện vì thế không khí và nguồn nước khá trong lành. Phụ nữ Nhật lại nổi tiếng khắp thế giới trong việc tuyển chọn nguyên liệu chất lượng đảm bảo cho bữa ăn của gia đình muôn đời nay. Đó là lý do khiến chị em Nhật Bản thời đó nói riêng, và một số quốc gia có phụ nữ ăn sạch uống sạch nói chung, "sản lượng dâu" khi tới chu kỳ rất ít, không hề "tràn trề" như ngày nay.

Chiếc băng vệ sinh thô sơ của phụ nữ Nhật xuất hiện lần đầu tiên vào thời Meiji

Khác với thời Edo đã nói ở trên, khi phụ nữ sử dụng các loại cây cỏ thiên nhiên, hay giấy và những tấm vải cũ sử dụng đi sử dụng lại ảnh hưởng không tốt đến vấn đề vệ sinh và sức khỏe phụ khoa. Thì sang đến thời Meiji, y học đã quan tâm hơn đến chuyện "đèn đỏ" của chị em mà sáng chế ra loại băng vệ sinh thô sơ đầu tiên để hỗ trợ chị em. Nói là băng vệ sinh nhưng thực chất, nó lại là cả một chiếc quần chuyên dụng, có phần đáy được lót một lớp bông dày, siêu thấm và chống tràn.
Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ ngày xưa đối phó với "ngày đèn đỏ" như thế nào? - 3
Một trong những kiểu băng vệ sinh bằng vải thô sơ ngày xưa mà đến tận ngày nay vẫn được bày bán rộng rãi tại Nhật Bản với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. (Ảnh: Muhiryou)

Cũng trong thời này, y học đã phản đối việc phụ nữ đưa bất kỳ thứ gì vào bên trong để phòng chống "ngày đèn đỏ", kể cả bông, giấy hoặc cỏ cây thiên nhiên vì điều này rất nguy hiểm, dễ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí là gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến tính mạng phụ nữ.

Đến thời Taishou, vải cũng đã gần như được bán rộng rãi với giá thành khá rẻ, vì thế phụ nữ cũng đã tự biết may cho mình những chiếc băng vệ sinh bằng vải đầu tiên, kết hợp với loại quần lót cao su được nhập khẩu từ phương Tây thì chúng thực sự tạo nên một cuộc cách mạng "cứu cánh" chị em vào "ngày đèn đỏ" trong khi mặc cả những bộ đồ truyền thống rườm rà.

Sang thời Showa, thì người Nhật đã sáng chế ra loại quần Zurousu, mô phỏng dựa trên những chiếc quần lót dài mà phụ nữ phương Tây dùng để mặc cùng váy phồng. Mẫu quần Zurousu này rất được chị em Nhật Bản thời đó ưa chuộng thì tính chất tiện lợi khi tham gia công việc hoặc các hoạt động thể thao mà lại cố định được những chiếc băng vệ sinh bằng vải, chống "trào dâu" vào những khi chu kỳ kinh nguyệt ập đến.

(Nguồn: nunonapu.chu.jp)

Trước khi có băng vệ sinh, phụ nữ ngày xưa đối phó với "ngày đèn đỏ" như thế nào? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment