Tới nay, người ta xác định được năm loại siêu vi có thể gây ra bệnh viêm gan và đặt tên chúng theo thứ tự siêu vi viêm gan A (gọi tắt là SVA, gây bệnh viêm gan siêu vi A), siêu vi B (gây ra bệnh viêm gan siêu vi B), lần lượt là siêu vi C, D và E.
Còn một số siêu vi khác có thể gây viêm gan nhưng chưa phát hiện ra được. Do đó, một số trường hợp viêm gan siêu vi kiểu này được gọi chung là viêm gan siêu vi X.
Siêu vi A (SVA) có rất nhiều ở tất cả các nước trên thế giới và đã có những lần trở thành dịch. Sự lây truyền SVA chủ yếu theo đường tiêu hoá. Sự lây truyền theo đường máu (do tiêm truyền) là rất hiếm.
Các triệu chứng của viêm gan siêu vi A chủ yếu là sốt, mệt mỏi, vàng da, thường không nặng lắm. Viêm gan siêu vi A không tiến triển thành viêm gan mạn, không dẫn tới hậu quả tai hại là xơ gan hoặc ung thư gan.
Siêu vi B (SVB) là một siêu vi nguy hại nhất. Ngoài khả năng gây ra viêm gan cấp, viêm gan tối cấp làm chết người nhanh chóng, nó còn luôn luôn gây ra viêm gan mạn thể hoạt động, có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan.
Nhiều người trông bề ngoài bình thường, hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng lại mang trong máu mầm bệnh SVB. Chỉ khi xét nghiệm máu mới biết.
Những người này ngoài nguy cơ cho bản thân là có thể một ngày nào đó bệnh sẽ phát thành viêm gan mạn - còn nguy cơ nữa là có thể truyền bệnh cho người khác. Sự lây truyền SVB chủ yếu theo đường máu, tình dục, và đường mẹ truyền sang con.
Siêu vi C (SVC) có từ lâu, nhưng tới năm 1989, mới được phát hiện và xác định. SVC có những điểm giống SVB về khả năng gây bệnh. Người nhiễm SVC cũng có thể mang mầm bệnh lâu dài.
Đến nay đã xác định hai đường lây truyền chắc chắn là lây truyền theo đường máu và đường tình dục. Tuy nhiên, ở SVC, sự lây truyền từ mẹ sang con chưa được xác minh.
Siêu vi D (SVD) được phát hiện và xác định từ năm 1976, trước SVC 13 năm. Nhưng nó mang tên siêu vi D, vì khi đó nó được gọi là siêu vi Delta (D là viết tắt của Delta).
Bản thân SVD không thể gây bệnh. Nó chỉ có thể hoạt động và gây bệnh khi được liên kết với SVB. Khi cả hai siêu vi này - SVD và SVB - liên kết để cùng gây bệnh ở gan, nguy hại sẽ lớn hơn. SVD cũng lây truyền bằng đường máu (truyền máu, truyền dịch, tiêm chích), ít khi lây qua đường tình dục.
Siêu vi E (SVE) cũng mới được phát hiện và xác định năm 1983. SVE có thể gây viêm gan cấp hoặc tối cấp, do đó có thể gây chết người. Bệnh viêm gan E thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
SVE lây truyền chủ yếu theo đường ăn uống, nhất là khi nguồn nước bị nhiễm, do đó có thể lan tràn thành dịch bệnh, nhất là đối với trẻ em.
Tuy nhiên, SVE không gây tác hại về lâu dài. Chúng không gây ra viêm gan mạn, không tiến triển tới xơ gan, ung thư gan. Và như vậy, SVE cũng có một số điểm giống SVA.
Theo Tiền phong
Còn một số siêu vi khác có thể gây viêm gan nhưng chưa phát hiện ra được. Do đó, một số trường hợp viêm gan siêu vi kiểu này được gọi chung là viêm gan siêu vi X.
Siêu vi A (SVA) có rất nhiều ở tất cả các nước trên thế giới và đã có những lần trở thành dịch. Sự lây truyền SVA chủ yếu theo đường tiêu hoá. Sự lây truyền theo đường máu (do tiêm truyền) là rất hiếm.
Các triệu chứng của viêm gan siêu vi A chủ yếu là sốt, mệt mỏi, vàng da, thường không nặng lắm. Viêm gan siêu vi A không tiến triển thành viêm gan mạn, không dẫn tới hậu quả tai hại là xơ gan hoặc ung thư gan.
Siêu vi B (SVB) là một siêu vi nguy hại nhất. Ngoài khả năng gây ra viêm gan cấp, viêm gan tối cấp làm chết người nhanh chóng, nó còn luôn luôn gây ra viêm gan mạn thể hoạt động, có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan.
Nhiều người trông bề ngoài bình thường, hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng lại mang trong máu mầm bệnh SVB. Chỉ khi xét nghiệm máu mới biết.
Những người này ngoài nguy cơ cho bản thân là có thể một ngày nào đó bệnh sẽ phát thành viêm gan mạn - còn nguy cơ nữa là có thể truyền bệnh cho người khác. Sự lây truyền SVB chủ yếu theo đường máu, tình dục, và đường mẹ truyền sang con.
Siêu vi C (SVC) có từ lâu, nhưng tới năm 1989, mới được phát hiện và xác định. SVC có những điểm giống SVB về khả năng gây bệnh. Người nhiễm SVC cũng có thể mang mầm bệnh lâu dài.
Đến nay đã xác định hai đường lây truyền chắc chắn là lây truyền theo đường máu và đường tình dục. Tuy nhiên, ở SVC, sự lây truyền từ mẹ sang con chưa được xác minh.
Siêu vi D (SVD) được phát hiện và xác định từ năm 1976, trước SVC 13 năm. Nhưng nó mang tên siêu vi D, vì khi đó nó được gọi là siêu vi Delta (D là viết tắt của Delta).
Bản thân SVD không thể gây bệnh. Nó chỉ có thể hoạt động và gây bệnh khi được liên kết với SVB. Khi cả hai siêu vi này - SVD và SVB - liên kết để cùng gây bệnh ở gan, nguy hại sẽ lớn hơn. SVD cũng lây truyền bằng đường máu (truyền máu, truyền dịch, tiêm chích), ít khi lây qua đường tình dục.
Siêu vi E (SVE) cũng mới được phát hiện và xác định năm 1983. SVE có thể gây viêm gan cấp hoặc tối cấp, do đó có thể gây chết người. Bệnh viêm gan E thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
SVE lây truyền chủ yếu theo đường ăn uống, nhất là khi nguồn nước bị nhiễm, do đó có thể lan tràn thành dịch bệnh, nhất là đối với trẻ em.
Tuy nhiên, SVE không gây tác hại về lâu dài. Chúng không gây ra viêm gan mạn, không tiến triển tới xơ gan, ung thư gan. Và như vậy, SVE cũng có một số điểm giống SVA.
Theo Tiền phong
0 Comments:
Post a Comment