Việc ăn uống không điều độ trong những ngày Tết khiến cơ thể bị nóng nhiệt và tổn hại do rượu. Hãy tự chữa trị cho mình bằng sắn dây, một loại thảo dược có rất nhiều công dụng.
Sắn dây giúp giải rượu hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Sắn dây còn gọi là sắn cơm, bạch cát, bẳn mắn kéo (Thái), khau cát (Tày), tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ đậu (Fabaceae).
Rễ củ sắn dây gọi là cát căn (Radix Puerariae), các hiệu thuốc đông y còn gọi là can cát (sắn dây khô). Nếu muốn chế biến thành bột sắn dây, khi đào rễ củ lên phải chế biến ngay, không để quá 5 ngày, vì tinh bột sẽ kém phẩm chất do mặt vỏ bị chuyển màu. Hoa (cát hoa), thân và lá của cây sắn dây dùng để làm thuốc, có nơi dùng lá để nuôi gia súc.
Trong rễ củ sắn dây tươi có 12% tinh bột (nếu củ khô có đến 40% tinh bột), saponosid và isoflavon (puerarin, daidzin, daidzein…). Trong dây và lá khô có chứa các chất protein 16,3%; lipid 1,8%; glucid 31,1%; cellulose 31,3%; các axít amin (asparaginic, glutamic, adenin, prolin, leucin…).
Giải rượu và giải nhiệt
Bột sắn dây
Theo đông y, sắn dây có vị ngọt, tính bình. Tác dụng giải cơ, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu. Ngoài ra, còn dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt, và phòng ngừa các loại rôm sảy do thời tiết quá nóng bức. Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.
Hiện nay, sắn dây còn được sử dụng trong điều trị cao huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, làm thuốc cai rượu.
Người Nhật Bản gọi sắn dây là koudzou, dùng chữa rối loạn tiêu hóa. Nấu cháo (gồm 30-40gr sắn dây với gạo tẻ) để bổ trợ cho việc điều trị đái tháo đường.
Người bị say rượu có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.
Hoa sắn dây thu hái vào cuối thu, đầu đông, khi chưa nở. Theo đông y, hoa sắn dây gọi là cát hoa, có vị ngọt, mát, không độc; dùng chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, đi cầu ra máu. Đặc biệt, hoa sắn dây là vị thuốc giải rượu rất có hiệu quả. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu giải độc rượu nên dùng khoảng 30-40gr, sắc đậm đặc, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.
Những người nghiện rượu mạn tính, nếu quyết tâm cai rượu, hằng ngày nên uống nước vắt từ củ sắn dây, khoảng 20-30gr, cùng với việc giảm dần số lượng rượu cho đến khi có thể bỏ hẳn. Uống liên tục 6-8 tuần sẽ có kết quả. Người Trung Quốc thường kết hợp sắn dây với hoa hòe trong một thang thuốc có tên là Cát hoa thang (sắn dây 12-16gr, hoa hòe 12-16gr), nấu với 1 lít nước, sắc còn 700ml, dùng uống giải khát, giải khí độc do thử thấp (khí nóng và ẩm) gây ra, phòng ngừa các bệnh ngoài da khi thời tiết oi bức (rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ ngứa…), dùng giải độc rượu và rất tốt cho người bị đại tiện ra máu, cao huyết áp, đái tháo đường.
Những lợi ích khác
Thanh niên nam, nữ bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè, dùng bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày. Lá sắn dây tươi rửa thật sạch, nhai nuốt nước hoặc giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp trị vết thương chảy máu, rắn cắn.
Thân cây sắn dây dùng trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
Khi mua bột sắn dây nên chọn loại được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn, nếu không rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Khuyến cáo
Những người có tình trạng dương khí hư với các triệu chứng: đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
(Theo Lương y Đinh Công Bảy // Báo Thanhnien Online)
Sắn dây giúp giải rượu hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Sắn dây còn gọi là sắn cơm, bạch cát, bẳn mắn kéo (Thái), khau cát (Tày), tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ đậu (Fabaceae).
Rễ củ sắn dây gọi là cát căn (Radix Puerariae), các hiệu thuốc đông y còn gọi là can cát (sắn dây khô). Nếu muốn chế biến thành bột sắn dây, khi đào rễ củ lên phải chế biến ngay, không để quá 5 ngày, vì tinh bột sẽ kém phẩm chất do mặt vỏ bị chuyển màu. Hoa (cát hoa), thân và lá của cây sắn dây dùng để làm thuốc, có nơi dùng lá để nuôi gia súc.
Trong rễ củ sắn dây tươi có 12% tinh bột (nếu củ khô có đến 40% tinh bột), saponosid và isoflavon (puerarin, daidzin, daidzein…). Trong dây và lá khô có chứa các chất protein 16,3%; lipid 1,8%; glucid 31,1%; cellulose 31,3%; các axít amin (asparaginic, glutamic, adenin, prolin, leucin…).
Giải rượu và giải nhiệt
Bột sắn dây
Theo đông y, sắn dây có vị ngọt, tính bình. Tác dụng giải cơ, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu. Ngoài ra, còn dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt, và phòng ngừa các loại rôm sảy do thời tiết quá nóng bức. Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.
Hiện nay, sắn dây còn được sử dụng trong điều trị cao huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, làm thuốc cai rượu.
Người Nhật Bản gọi sắn dây là koudzou, dùng chữa rối loạn tiêu hóa. Nấu cháo (gồm 30-40gr sắn dây với gạo tẻ) để bổ trợ cho việc điều trị đái tháo đường.
Người bị say rượu có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.
Hoa sắn dây thu hái vào cuối thu, đầu đông, khi chưa nở. Theo đông y, hoa sắn dây gọi là cát hoa, có vị ngọt, mát, không độc; dùng chữa sốt cao, khát nước, nôn mửa, đi cầu ra máu. Đặc biệt, hoa sắn dây là vị thuốc giải rượu rất có hiệu quả. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu giải độc rượu nên dùng khoảng 30-40gr, sắc đậm đặc, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.
Những người nghiện rượu mạn tính, nếu quyết tâm cai rượu, hằng ngày nên uống nước vắt từ củ sắn dây, khoảng 20-30gr, cùng với việc giảm dần số lượng rượu cho đến khi có thể bỏ hẳn. Uống liên tục 6-8 tuần sẽ có kết quả. Người Trung Quốc thường kết hợp sắn dây với hoa hòe trong một thang thuốc có tên là Cát hoa thang (sắn dây 12-16gr, hoa hòe 12-16gr), nấu với 1 lít nước, sắc còn 700ml, dùng uống giải khát, giải khí độc do thử thấp (khí nóng và ẩm) gây ra, phòng ngừa các bệnh ngoài da khi thời tiết oi bức (rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ ngứa…), dùng giải độc rượu và rất tốt cho người bị đại tiện ra máu, cao huyết áp, đái tháo đường.
Những lợi ích khác
Thanh niên nam, nữ bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè, dùng bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày. Lá sắn dây tươi rửa thật sạch, nhai nuốt nước hoặc giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp trị vết thương chảy máu, rắn cắn.
Thân cây sắn dây dùng trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng. Ngày dùng 12-16gr, sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
Khi mua bột sắn dây nên chọn loại được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn, nếu không rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Khuyến cáo
Những người có tình trạng dương khí hư với các triệu chứng: đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.
(Theo Lương y Đinh Công Bảy // Báo Thanhnien Online)
0 Comments:
Post a Comment