Mùa hè chan hòa ánh nắng đã đến. Nắng là ánh sáng mang thêm sức nóng của mặt trời trực tiếp chiếu xuống trái đất. Bình thường, nắng nóng tăng dần từ sáng tới cao độ là trưa rồi giảm dần tới chiều.
Khi ta sống trong không gian quá nóng thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng như mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.
Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế trên không điều hòa thích nghi được hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra.
Một số bệnh thường gặp do nắng gắt:
1. Ban đỏ da: Phơi lâu trong nắng, da sẽ mần đỏ, ngứa. Tuyến mồ hôi bị tắc, nở to, vỡ tạo ra những mụn nước nhỏ trên da. Tiếp tục phơi nắng lâu hơn thì da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc. Để tránh khó chịu này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh nắng quá độ. Khi đã nổi ban, nên xoa và uống thuốc chống dị ứng.
2. Chuột rút: Trường hợp này xảy ra ngay sau khi hoạt động mạnh dưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để thay thế. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng sẽ co rút gây ra đau nhức mà ta gọi là chuột rút. Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối hoặc Oresol (ORS) trong thời gian vận động.
3. Ngất xỉu: Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi giãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ đồng thời đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước. Để tránh rủi ro này, không nên phơi nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị ngất thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước.
4. Kiệt sức: Người bị kiệt sức không có dấu hiệu thần kinh nhưng bị nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi quá nhiều. Vận động cật lực, lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước sẽ dễ bị kiệt sức vì nóng. Lưu ý, người đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp cũng thường hay bị rắc rối này. Để tránh kiệt sức vì nắng, nên uống nhiều nước có muối và rời khỏi nơi nắng gắt ngay.
5. Đột quỵ do nóng (say nắng): Đây là trường hợp cấp cứu, bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời nếu không nạn nhân có thể bị tử vong. Đột quỵ xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị tràn ngập, không cáng đáng, thích nghi được với sức nóng.
Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do nóng:
- Người cao tuổi, người đang bị suy nhược, người mắc bệnh béo phì hoặc khi sống trong căn phòng hầm hơi nóng ẩm.
- Trẻ em có thể bị đột quỵ trong khi ngồi trong xe ô tô đợi cha mẹ dưới ánh nắng gay gắt.
- Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu hoặc có bệnh về tim.
- Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ.
Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngừng), nhiệt độ tăng cao có khi tới 410C, da nóng và khô, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, dễ cáu kỉnh, gây gổ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt nửa người, hôn mê, có khi dãn đến tử vong.
Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân bằng cách:
- Di chuyển họ vào nằm ở chỗ râm mát, cởi bỏ quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng mát.
- Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể.
- Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng.
- Nhiều chuyên viên khuyên không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này.
- Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol hay Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho gan.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
- Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có biểu hiện khó chịu, cần ngừng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút.
- Uống nhiều nước pha muối hoặc ORS trong khi ở ngoài nắng.
- Tránh uống nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm đi tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, vải xốp, màu lạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi. Vải ka ki màu xanh nhạt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng. Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester. Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.
- Đầu đội mũ rộng vành, mắt đeo kính râm khi đi trong trời nắng.
- Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.
- Thay đổi thời gian biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức đối với những công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng như công nhân trên công trường hoặc nông dân trên đồng ruộng.
- Không để trẻ em đợi trong xe ô tô dưới trời nắng dù đã xuống kính xe vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 650C.
- Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng, vừa ẩm thấp. Nên uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập, không nên đợi tới khi khát mới uống. Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ tăng nhiệt độ trong cơ thể.
- Làm việc dưới nắng bức, lâu lâu nên vào bóng râm nghỉ ngơi, uống nước rồi hãy tiếp tục công việc.
Khi ta sống trong không gian quá nóng thì cơ thể sẽ có một số phản ứng để làm bớt nóng như mạch máu giãn nở, máu dồn nhiều tới da khiến nhiệt phân tán đi, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, mồ hôi tiết ra nhiều, bốc hơi làm giảm nhiệt trong cơ thể.
Khi nhiệt độ thay đổi mà các cơ chế trên không điều hòa thích nghi được hoặc khi có những nguy cơ tăng, giảm nhiệt khác thì một số bệnh liên quan tới sức nóng sẽ xảy ra.
Một số bệnh thường gặp do nắng gắt:
1. Ban đỏ da: Phơi lâu trong nắng, da sẽ mần đỏ, ngứa. Tuyến mồ hôi bị tắc, nở to, vỡ tạo ra những mụn nước nhỏ trên da. Tiếp tục phơi nắng lâu hơn thì da sẽ bị viêm, đôi khi nhiễm độc. Để tránh khó chịu này, cần mặc quần áo rộng che cả thân hình, tránh nắng quá độ. Khi đã nổi ban, nên xoa và uống thuốc chống dị ứng.
2. Chuột rút: Trường hợp này xảy ra ngay sau khi hoạt động mạnh dưới trời nắng, đổ mồ hôi nhiều mà lại không uống nước có đủ chất muối để thay thế. Các bắp thịt lớn, như ở bắp chân, ở bụng sẽ co rút gây ra đau nhức mà ta gọi là chuột rút. Để tránh chuột rút, cần uống nước có pha muối hoặc Oresol (ORS) trong thời gian vận động.
3. Ngất xỉu: Hơi nóng có thể làm ngất xỉu vì mạch máu ngoại vi giãn nở, giảm lượng máu trở lại tim và lên não bộ đồng thời đổ mồ hôi nhiều đưa đến thiếu nước. Để tránh rủi ro này, không nên phơi nắng quá lâu. Khi cảm thấy có thể bị ngất thì di chuyển ngay vào chỗ có bóng mát và nhớ uống nhiều nước.
4. Kiệt sức: Người bị kiệt sức không có dấu hiệu thần kinh nhưng bị nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt. Hơi nóng làm cơ thể mất nước, thiếu muối vì đổ mồ hôi quá nhiều. Vận động cật lực, lao động chân tay quá sức trong môi trường nóng bức mà lại không uống đầy đủ nước sẽ dễ bị kiệt sức vì nóng. Lưu ý, người đang dùng thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp cũng thường hay bị rắc rối này. Để tránh kiệt sức vì nắng, nên uống nhiều nước có muối và rời khỏi nơi nắng gắt ngay.
5. Đột quỵ do nóng (say nắng): Đây là trường hợp cấp cứu, bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời nếu không nạn nhân có thể bị tử vong. Đột quỵ xảy ra khi cơ thể tiếp cận với sức nóng quá lâu mà bộ phận điều hòa thân nhiệt bị tràn ngập, không cáng đáng, thích nghi được với sức nóng.
Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do nóng:
- Người cao tuổi, người đang bị suy nhược, người mắc bệnh béo phì hoặc khi sống trong căn phòng hầm hơi nóng ẩm.
- Trẻ em có thể bị đột quỵ trong khi ngồi trong xe ô tô đợi cha mẹ dưới ánh nắng gay gắt.
- Khi ở trong nắng mà uống nhiều rượu hoặc có bệnh về tim.
- Khi đang dùng một vài dược phẩm như thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc ngủ.
Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân đổ mồ hôi rất nhiều (rồi một lúc sau lại ngừng), nhiệt độ tăng cao có khi tới 410C, da nóng và khô, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, dễ cáu kỉnh, gây gổ, có ảo giác nghe nhìn các sự việc không có thật. Trường hợp nặng có thể đưa đến tổn thương não bộ, kinh phong, liệt nửa người, hôn mê, có khi dãn đến tử vong.
Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện, việc quan trọng tức thì là phải làm hạ nhiệt độ trong người nạn nhân bằng cách:
- Di chuyển họ vào nằm ở chỗ râm mát, cởi bỏ quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng mát.
- Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể.
- Hướng gió quạt vào người nạn nhân, nhất là nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ, để phân tán hơi nóng.
- Nhiều chuyên viên khuyên không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này.
- Không nên cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol hay Aspirin vì thuốc có thể gây thêm tổn thương cho gan.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
- Không nên cố gắng quá sức mình khi làm việc trong trời nắng. Khi cảm thấy có biểu hiện khó chịu, cần ngừng công việc ngay và tránh vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút.
- Uống nhiều nước pha muối hoặc ORS trong khi ở ngoài nắng.
- Tránh uống nhiều cà phê, rượu vì những thứ này làm đi tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, vải xốp, màu lạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi. Vải ka ki màu xanh nhạt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng. Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester. Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.
- Đầu đội mũ rộng vành, mắt đeo kính râm khi đi trong trời nắng.
- Bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, sự bảo vệ da càng lâu.
- Thay đổi thời gian biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều; trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức đối với những công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng như công nhân trên công trường hoặc nông dân trên đồng ruộng.
- Không để trẻ em đợi trong xe ô tô dưới trời nắng dù đã xuống kính xe vì nhiệt độ trong xe có thể lên tới 650C.
- Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa vừa nóng, vừa ẩm thấp. Nên uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập, không nên đợi tới khi khát mới uống. Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ tăng nhiệt độ trong cơ thể.
- Làm việc dưới nắng bức, lâu lâu nên vào bóng râm nghỉ ngơi, uống nước rồi hãy tiếp tục công việc.
0 Comments:
Post a Comment