Không phải cứ tống hết mọi thứ vào tủ lạnh là bảo quản được sự tươi ngon. Sử dụng tủ lạnh đúng cách mới không bị hư tủ, hỏng đồ ăn.
Về nhà đang lúc trưa nắng, được cô Hai giúp việc mời ly nước đá lạnh, chị Thanh Uyên vui mừng đón lấy làm một ngụm cho đã. Bỗng, chị phun ra ngay ngụm nước vừa uống vào.
Trong ly nước mát lạnh, trong vắt kia lại phảng phất… mùi mít, mùi chị không thích chút nào. Thì ra cô Hai cho cả rổ mít vào tủ lạnh để ướp. Mùi mít lan qua các thực phẩm khác và lên cả ngăn đông đá nên mới ra cớ sự.
Theo tư vấn của bộ phận đào tạo công ty chuyên việc Promaid, những người giúp việc thường cho rằng tủ lạnh có thể giữ được thức ăn trong nhiều ngày và đặt thức ăn vào tủ lạnh như thế nào cũng được.
Các loại tủ lạnh hiện nay cơ bản có hai ngăn: ngăn đông lạnh và ngăn lạnh. Ngăn đông được dùng để làm nước đá, bảo quản những thực phẩm cần kết đông như thịt, cá và thực phẩm đã được đông lạnh sẵn khi mua. Ngăn lạnh dùng để bảo quản những thực phẩm thông thường như rau, quả, trứng, sữa… và các thức ăn đã được nấu chín. Ngăn lạnh cũng được phân chia để đựng thực phẩm chín, thực phẩm sống, rau quả riêng biệt.
Phải xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Rau tươi ngắt bỏ lá úa, giập, rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi nhựa hoặc hộp nhựa đậy kín rồi để vào ngăn riêng (ngăn đựng rau). Cá bỏ ruột, làm sạch. Thịt rửa sạch. Thức ăn nóng để nguội. Cho thực phẩm vào trong khay, túi nhựa, hộp và đậy kín để tránh mùi của thức ăn hoặc nước thực phẩm nhỏ ra gây ô nhiễm, khiến thức ăn bị biến chất khô héo.
Thực phẩm đã qua quá trình làm tan băng nên được chế biến, không nên cho lại vào tủ lạnh. Khi lấy thực phẩm đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Tránh dùng không hết lại cho vào tủ lạnh. Các thực phẩm nên có khoảng cách, đừng để quá sát nhau.
Trái cây chưa chín không nên để vào tủ lạnh, nên để bên ngoài cho chín hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Không để chuối vào tủ lạnh vì vỏ chuối sẽ bị thâm. Để hạn chế mùi trong tủ lạnh, không nên cho các thứ nặng mùi như: sầu riêng, mít, mắm tôm… vào tủ lạnh.
Nên tránh mở tủ lạnh thường xuyên (cần lấy những gì trong tủ lạnh nên lấy cùng một lúc) để tránh tủ bị mất nhiều hơi lạnh. Mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh một lần. Trước khi vệ sinh nên ngắt điện, dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài. Lau sạch bên trong và bên ngoài tủ lạnh bằng nước xà phòng ấm, rồi lau lại bằng nước sạch.
Dùng khăn vải mềm và nước ấm lau sạch các đường ron quanh tủ để tủ luôn được kín. Nếu thấy có hiện tượng bất thường như đá không đông, đá đóng tràn lan ra ngoài khay, tủ không có hơi lạnh… nên báo cho chủ nhà biết để tủ được bảo hành ngay.
(Theo afamily)
Về nhà đang lúc trưa nắng, được cô Hai giúp việc mời ly nước đá lạnh, chị Thanh Uyên vui mừng đón lấy làm một ngụm cho đã. Bỗng, chị phun ra ngay ngụm nước vừa uống vào.
Trong ly nước mát lạnh, trong vắt kia lại phảng phất… mùi mít, mùi chị không thích chút nào. Thì ra cô Hai cho cả rổ mít vào tủ lạnh để ướp. Mùi mít lan qua các thực phẩm khác và lên cả ngăn đông đá nên mới ra cớ sự.
Theo tư vấn của bộ phận đào tạo công ty chuyên việc Promaid, những người giúp việc thường cho rằng tủ lạnh có thể giữ được thức ăn trong nhiều ngày và đặt thức ăn vào tủ lạnh như thế nào cũng được.
Các loại tủ lạnh hiện nay cơ bản có hai ngăn: ngăn đông lạnh và ngăn lạnh. Ngăn đông được dùng để làm nước đá, bảo quản những thực phẩm cần kết đông như thịt, cá và thực phẩm đã được đông lạnh sẵn khi mua. Ngăn lạnh dùng để bảo quản những thực phẩm thông thường như rau, quả, trứng, sữa… và các thức ăn đã được nấu chín. Ngăn lạnh cũng được phân chia để đựng thực phẩm chín, thực phẩm sống, rau quả riêng biệt.
Phải xử lý thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Rau tươi ngắt bỏ lá úa, giập, rửa sạch, để ráo nước, cho vào túi nhựa hoặc hộp nhựa đậy kín rồi để vào ngăn riêng (ngăn đựng rau). Cá bỏ ruột, làm sạch. Thịt rửa sạch. Thức ăn nóng để nguội. Cho thực phẩm vào trong khay, túi nhựa, hộp và đậy kín để tránh mùi của thức ăn hoặc nước thực phẩm nhỏ ra gây ô nhiễm, khiến thức ăn bị biến chất khô héo.
Thực phẩm đã qua quá trình làm tan băng nên được chế biến, không nên cho lại vào tủ lạnh. Khi lấy thực phẩm đã chế biến ra khỏi tủ lạnh, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Tránh dùng không hết lại cho vào tủ lạnh. Các thực phẩm nên có khoảng cách, đừng để quá sát nhau.
Trái cây chưa chín không nên để vào tủ lạnh, nên để bên ngoài cho chín hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh. Không để chuối vào tủ lạnh vì vỏ chuối sẽ bị thâm. Để hạn chế mùi trong tủ lạnh, không nên cho các thứ nặng mùi như: sầu riêng, mít, mắm tôm… vào tủ lạnh.
Nên tránh mở tủ lạnh thường xuyên (cần lấy những gì trong tủ lạnh nên lấy cùng một lúc) để tránh tủ bị mất nhiều hơi lạnh. Mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh một lần. Trước khi vệ sinh nên ngắt điện, dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài. Lau sạch bên trong và bên ngoài tủ lạnh bằng nước xà phòng ấm, rồi lau lại bằng nước sạch.
Dùng khăn vải mềm và nước ấm lau sạch các đường ron quanh tủ để tủ luôn được kín. Nếu thấy có hiện tượng bất thường như đá không đông, đá đóng tràn lan ra ngoài khay, tủ không có hơi lạnh… nên báo cho chủ nhà biết để tủ được bảo hành ngay.
(Theo afamily)
0 Comments:
Post a Comment