Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nên thường mắc chứng cảm phong hàn. Trong dân gian một số vị thuốc trị phong hàn được dùng phổ biến là: Tía tô, Kinh giới, Gừng. Ðây là nhóm thuốc "phù chính, khu tà" nâng sức cơ thể và đẩy ngoại tà (phong, hàn, thấp) ra ngoài bằng đường mồ hôi, trị chứng khi còn ở biểu (ngoài) không để bệnh thâm nhập vào trong (lý)...
Nhìn chung những vị thuốc này cay (tân), ấm (ôn) có tác dụng phát hãn (gây ra mồ hôi); vì vậy được gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán và thuốc tân ôn giải biểu. Ba vị thuốc có tác dụng rõ với cảm phong hàn, co cứng cơ, đau lưng vai gáy, các khớp xương do nhiễm lạnh, hen suyễn, tức ngực, khó thở do hàn thường gặp ở bệnh nhân viêm họng, viêm phế quản.
Tía tô: tên khoa học là Perilla ocymoides L (tía tô ta), Perilla Frutecns var acuta (tía tô tầu). Tía tô là một loại cỏ mọc hằng năm cao 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, mầu tím hay mầu xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ mầu trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả bé, nhỏ, thường bị gọi nhầm là hạt, hình cầu đường kính khoảng 1mm, mầu nâu nhạt. Tía tô được trồng ở khắp nơi và mọc hoang ở một số nơi vùng cao khí hậu mát, thuốc được dùng làm gia vị và làm thuốc, trồng bằng hạt vào tháng 1-2.
Kinh giới: tên khoa học là Elssholtzia cristata Willd (họ Hoa môi). Cây kinh giới là một loại cỏ cao 0,3-0,45m, thân nhẵn mọc thẳng lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn dài 5cm-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, hoa nhỏ mầu tím nhạt. Mùa hoa từ tháng 7-9 quả hạch nhỏ, nhẵn. Kinh giới được trồng làm rau thơm và làm thuốc ở nhiều địa phương nhất là ở Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội...
Gừng: tên khoa học là Zingiber oficinale Roscoe. Cây gừng là một cây cỏ sống lâu năm cao 0,6-1m. Thân rễ mẫn lên thành củ, có nhiều nhánh. Lá mọc so le, không cuống có bẹ, hình mũi mác, dài độ 20cm, mặt bóng nhẵn. Trục hoa mọc từ gốc, dài độ 20cm, hoa tự thành bông, cánh hoa mầu vàng xanh, mép cánh mầu tím, nhị đực mầu tím.
Một số bài thuốc trị cảm hàn:
- Chữa cảm mạo, nhức đầu, làm ra mồ hôi: Lá tía tô tươi 5g, hành tươi 5g thái nhỏ ăn với cháo nóng, đắp chăn cho mồ hôi ra.
- Chữa cảm, ngã ngất: Một nắm kinh giới tươi, giã nhỏ, cho thêm vài miếng gừng tươi, vắt lấy nước cho uống, bã còn lại để đánh gió, dọc sống lưng. Hoặc lấy 20g kinh giới khô, sao nhẹ, sắc uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa ngoại cảm, phong hàn, cúm, đau đầu, ngạt mũi: Gừng sống 9g, lá tía tô 6g, phòng phong 9g sắc uống.
(Theo nhân dân)
Nhìn chung những vị thuốc này cay (tân), ấm (ôn) có tác dụng phát hãn (gây ra mồ hôi); vì vậy được gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán và thuốc tân ôn giải biểu. Ba vị thuốc có tác dụng rõ với cảm phong hàn, co cứng cơ, đau lưng vai gáy, các khớp xương do nhiễm lạnh, hen suyễn, tức ngực, khó thở do hàn thường gặp ở bệnh nhân viêm họng, viêm phế quản.
Tía tô: tên khoa học là Perilla ocymoides L (tía tô ta), Perilla Frutecns var acuta (tía tô tầu). Tía tô là một loại cỏ mọc hằng năm cao 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, mầu tím hay mầu xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ mầu trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả bé, nhỏ, thường bị gọi nhầm là hạt, hình cầu đường kính khoảng 1mm, mầu nâu nhạt. Tía tô được trồng ở khắp nơi và mọc hoang ở một số nơi vùng cao khí hậu mát, thuốc được dùng làm gia vị và làm thuốc, trồng bằng hạt vào tháng 1-2.
Kinh giới: tên khoa học là Elssholtzia cristata Willd (họ Hoa môi). Cây kinh giới là một loại cỏ cao 0,3-0,45m, thân nhẵn mọc thẳng lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn dài 5cm-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, hoa nhỏ mầu tím nhạt. Mùa hoa từ tháng 7-9 quả hạch nhỏ, nhẵn. Kinh giới được trồng làm rau thơm và làm thuốc ở nhiều địa phương nhất là ở Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nội...
Gừng: tên khoa học là Zingiber oficinale Roscoe. Cây gừng là một cây cỏ sống lâu năm cao 0,6-1m. Thân rễ mẫn lên thành củ, có nhiều nhánh. Lá mọc so le, không cuống có bẹ, hình mũi mác, dài độ 20cm, mặt bóng nhẵn. Trục hoa mọc từ gốc, dài độ 20cm, hoa tự thành bông, cánh hoa mầu vàng xanh, mép cánh mầu tím, nhị đực mầu tím.
Một số bài thuốc trị cảm hàn:
- Chữa cảm mạo, nhức đầu, làm ra mồ hôi: Lá tía tô tươi 5g, hành tươi 5g thái nhỏ ăn với cháo nóng, đắp chăn cho mồ hôi ra.
- Chữa cảm, ngã ngất: Một nắm kinh giới tươi, giã nhỏ, cho thêm vài miếng gừng tươi, vắt lấy nước cho uống, bã còn lại để đánh gió, dọc sống lưng. Hoặc lấy 20g kinh giới khô, sao nhẹ, sắc uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa ngoại cảm, phong hàn, cúm, đau đầu, ngạt mũi: Gừng sống 9g, lá tía tô 6g, phòng phong 9g sắc uống.
(Theo nhân dân)
0 Comments:
Post a Comment