Hàng nhập về 3 triệu, bán ra với giá 13 triệu là mã chào hàng của một công ty non trẻ đã trúng các gói thầu mua sắm vật tư công ở nhiều Sở ngành khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ít thì vài tỷ, có những gói giá trị lên đến vài chục tỷ đồng…
Nhiều gói thầu bị nâng giá gấp nhiều lần
Như chúng ta đã biết, vào thời điểm trước tháng 4/2020 khi mà cả nước đang trong giai đoạn dồn mọi nguồn lực để phòng chống đại dịch Covid-19 thì cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) xác định một số cá nhân tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội bắt tay doanh nghiệp trục lợi thông qua gói thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cơ quan CSĐT đã phải ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 7 người về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 222 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hay như vụ việc UBND tỉnh Quảng Nam mua hệ thống xét nghiệm từ nguồn ngân sách tỉnh để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, với kinh phí 7,56 tỷ đồng và vấp phải phản ứng từ dư luận vì có dấu hiệu nâng giá. Sau đó, tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Nam, bà Lê Thị Tuyến, Giám đốc Công ty CP TM&ĐT Giải pháp Việt bất ngờ đề xuất giảm giá máy xuống còn 4,853 tỷ đồng.
Liên quan đến các vụ nâng giá máy xét nghiệm Covid -19, sáng 23-6, tại buổi tiếp xúc cử tri Quận Cái Răng (Thành phố Cần Thơ) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi lắng nghe các cử tri đề nghị xử lý nghiêm vụ việc, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các cán bộ này ( các cá nhân ở CDC Hà Nội -pv) “ăn quá dày”. “Tội này không có giảm nhẹ mà chỉ tăng nặng. Ảnh hưởng tới sức khỏe của dân, đời sống của dân mà lợi dụng tình hình dịch bệnh để làm vậy thì phải bị xử lý nghiêm minh”.
Việc nâng giá “ngất ngưởng” khi mua máy xét nghiệm Covid 19 không phải là những trường hợp cá biệt mà còn rất nhiều vụ việc trong các lĩnh vực mua sắm tài sản công khác bị cơ quan báo chí phát hiện, đăng tải trong nhiều năm qua. Vấn đề đặt ra ở đây là, rất nhiều gói thầu mua sắm đầu tư công đã bị nâng giá quá cao so với giá trị thật, Nhà nước bị thất thoát những khoản tiền không nhỏ, trong khi Ngân sách Nhà nước, địa phương còn rất eo hẹp và còn rất nhiều lĩnh vực cần thiết phải chi mà chưa có tiền để chi; nhiều vụ việc cũng đã bị xử lý, nhưng tại sao tình trạng này dường như vẫn không thay đổi là mấy ? Phải chăng do tương quan giữa mức độ xử lý là nhẹ và “lợi lộc” mà các cá nhân trục lợi (nếu có) thu được là “nặng” nên ai có cơ hội dùng tiền ngân sách vẫn thản nhiên diễn bài nâng giá ?
Quay lại vụ việc Công ty NSJ chỉ mới đi vào hoạt động gần 5 năm nhưng đã “đánh nam dẹp bắc”, loại trừ được hàng loạt các ông lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế, giáo dục với kết quả trúng rất nhiều gói thầu với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ loại thầu cực thấp. Hầu hết các gói trúng thầu của Công ty NSJ là mua sắm vật tư công với 100% tiền ngân sách, các mã hàng có giá rất cao so với thị trường và chủ yếu có nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc và một số nước khác.
Xe trẻ em 3 bánh màu bạc có giá trúng thầu 8.430.000 đồng/chiếc. Ảnh Quang Thịnh
Khi phóng viên TTV đối chiếu các mã sản phẩm trúng thầu với tờ khai hải quan không khỏi giật mình có những mã hàng với giá trị chênh lệch khá lớn. Điển hình như “Bộ vận động đa năng bé tự xây dựng” có xuất xứ Trung Quốc model 2223 được nhập về với giá đã tính thuế 3.300.000 đồng/bộ và trúng thầu với giá 13.000.000 đồng/bộ. Kế tiếp là “xe trẻ em 3 bánh kiểu xích lô” model 496.00 xuất xứ Đan Mạch theo đơn giá dự thầu của NSJ là 13.300.000 đồng, trong khi giá nhập về bao gồm thuế là 1.776.069,22 đồng /chiếc.
Xe trẻ em 3 bánh màu bạc xuất xứ Đan Mạch, model 479.74 có giá gốc 1.148.134,78 đồng/chiếc, giá trúng thầu 8.430.000 đồng. Xe trẻ em 3 bánh chở 2 người ngồi phía sau, mã số: 46800, nhãn hiệu: Winther có giá trúng thầu 13.320.000đ trong khi giá gốc là 1.603.122,38 đồng/chiếc. Xe trẻ em 3 bánh có chỗ đứng phía sau, mã số: 442.14, với giá trúng thầu 3.040.000 đồng/chiếc, giá nhập về 413.930,48 đồng.
Xe trẻ em 3 bánh chở 2 người ngồi phía sau mặc dù nhìn thiết kế đơn giản nhưng có giá trúng thầu 13.320.000 đồng. Ảnh Nhật Tuệ
Chỉ cần tính sơ qua các mã hàng trên có thể thấy đây là ngành nghề hợp pháp siêu lợi nhuận, giá của các mặt hàng đầu vào và đầu ra chênh lệch ít nhất từ hơn 6 lần đến gần 13 lần.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, phóng viên TTV đã liên hệ và có buổi trao đổi với lãnh đạo công ty NSJ. Tại đây, bà Hoàng Thị Thúy Nga – Chủ tịch NSJ Group đã chia sẻ và cung cấp thêm thông tin về các gói thầu đang gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Tuy nhiên, liên quan vấn đề giá cả thì bà Nga trả lời hết sức chung chung và không hề cung cấp số liệu cụ thể để đối chiếu.
Phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề tại sao lại có giá chênh lệch như vậy, thí dụ “Bộ vận động đa năng bé tự xây dựng” giá nhập về sau thuế chỉ có hơn 3 triệu nhưng được bán với giá hơn 4 lần? Bà Hoàng Thị Thúy Nga cho rằng: “Thực ra là bọn chị nhập về thêm 10% thuế, xong rồi lắp đặt bảo hành, rồi chi phí quản lý của công ty, tính tất cả mọi thứ vào và bán 13 triệu, chứ không phải từ 3 triệu lên 13 triệu, 400% như thế.”
Lỗ hổng luật hay lỗ hổng quản lý?
Nhà nước đã và tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng, hoàn thiện các thủ tục về mua sắm vật tư, tài sản công thông qua hình thức đấu thầu với mục tiêu là bảo đảm đồng tiền đóng thuế của toàn xã hội được chi đúng pháp luật, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Các hoạt động đấu thầu luôn được quan tâm và yêu cầu đảm bảo tính minh bạch, khách quan, tiết kiệm tối đa Ngân sách thông qua quy định của luật. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu được xác định là một quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp một trong các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa hoặc lựa chọn nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên cơ sở bảo đảm sự cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế. Giá gói thầu phải được tính đúng, chính xác, đầy đủ toàn bộ các chi phí để thực hiện cho gói thầu, bao gồm cả các chi phí dự phòng, các khoản thu của thuế, phí, lệ phí.
Quy định rõ ràng là vậy, nhưng khi đọc kết quả trúng thầu ở các gói thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy do Sở Giáo dục tại các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh…cho thấy, các trang thiết bị đã được bên chào thầu và bên mở thầu duyệt mua với giá quá cao và có dấu hiệu thất thoát Ngân sách.
Một trong các gói thầu mua sắm trang thiết bị trường học mà Công ty TNHH NSJ trúng.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là công tác chuẩn bị cho hồ sơ các gói thầu được thực hiện như thế nào, đã đầy đủ và tuân thủ các bước theo luật đấu thầu hay chưa (vd: dự toán, thẩm định đánh giá năng lực nhà thầu). Bởi nếu so sánh với đơn giá nhập khẩu đã bao gồm thuế thì giá chào thầu và trúng thầu thực sự chênh lệch rất lớn.
Cứ giả định rằng, trên thực tế, có thể các đơn vị làm công tác chuyên môn như các Sở Giáo dục gặp khó khăn trong việc xác định giá chính xác trên thị trường từng loại trang thiết bị thì theo Luật Đấu thầu, bên mời thầu có thể thuê tổ chuyên gia và tổ thẩm định để đưa ra giá gói thầu một cách hợp lý nhất. Quy định về tổ chuyên gia tại Khoản 43 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có ghi: “Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.
Ngoài Luật Đấu thầu, các Bộ ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động của ngành mình, địa phương mình cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể để quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Ngân sách khi mua sắm thiết bị, vật tư công. Vì thế, dư luận có quyền đặt câu hỏi, khoảng cách chênh lệch quá cao về giá gốc mua, giá chào thầu và duyệt mua ở các gói thầu mà Công ty NSJ trúng thầu tại các địa phương kể trên là “khoảng cách diễn ra đúng quy trình, đúng quy định”, là lỗ hổng trong luật chưa được bịt kín hay là khoảng cách bộc lộ các lỗ hổng trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách-tiền thuế của dân ? Dư luận cũng cần sự công khai, minh bạch một cách thực chất theo đúng các luật của Nhà nước đã quy định về sử dụng ngân sách, từ đó thấy cách làm đúng, địa phương làm tốt thì phát huy, nơi nào làm sai, ai làm sai thì phải sửa và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhiều gói thầu bị nâng giá gấp nhiều lần
Như chúng ta đã biết, vào thời điểm trước tháng 4/2020 khi mà cả nước đang trong giai đoạn dồn mọi nguồn lực để phòng chống đại dịch Covid-19 thì cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) xác định một số cá nhân tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội bắt tay doanh nghiệp trục lợi thông qua gói thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cơ quan CSĐT đã phải ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 7 người về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 222 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hay như vụ việc UBND tỉnh Quảng Nam mua hệ thống xét nghiệm từ nguồn ngân sách tỉnh để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, với kinh phí 7,56 tỷ đồng và vấp phải phản ứng từ dư luận vì có dấu hiệu nâng giá. Sau đó, tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Nam, bà Lê Thị Tuyến, Giám đốc Công ty CP TM&ĐT Giải pháp Việt bất ngờ đề xuất giảm giá máy xuống còn 4,853 tỷ đồng.
Liên quan đến các vụ nâng giá máy xét nghiệm Covid -19, sáng 23-6, tại buổi tiếp xúc cử tri Quận Cái Răng (Thành phố Cần Thơ) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi lắng nghe các cử tri đề nghị xử lý nghiêm vụ việc, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các cán bộ này ( các cá nhân ở CDC Hà Nội -pv) “ăn quá dày”. “Tội này không có giảm nhẹ mà chỉ tăng nặng. Ảnh hưởng tới sức khỏe của dân, đời sống của dân mà lợi dụng tình hình dịch bệnh để làm vậy thì phải bị xử lý nghiêm minh”.
Việc nâng giá “ngất ngưởng” khi mua máy xét nghiệm Covid 19 không phải là những trường hợp cá biệt mà còn rất nhiều vụ việc trong các lĩnh vực mua sắm tài sản công khác bị cơ quan báo chí phát hiện, đăng tải trong nhiều năm qua. Vấn đề đặt ra ở đây là, rất nhiều gói thầu mua sắm đầu tư công đã bị nâng giá quá cao so với giá trị thật, Nhà nước bị thất thoát những khoản tiền không nhỏ, trong khi Ngân sách Nhà nước, địa phương còn rất eo hẹp và còn rất nhiều lĩnh vực cần thiết phải chi mà chưa có tiền để chi; nhiều vụ việc cũng đã bị xử lý, nhưng tại sao tình trạng này dường như vẫn không thay đổi là mấy ? Phải chăng do tương quan giữa mức độ xử lý là nhẹ và “lợi lộc” mà các cá nhân trục lợi (nếu có) thu được là “nặng” nên ai có cơ hội dùng tiền ngân sách vẫn thản nhiên diễn bài nâng giá ?
Quay lại vụ việc Công ty NSJ chỉ mới đi vào hoạt động gần 5 năm nhưng đã “đánh nam dẹp bắc”, loại trừ được hàng loạt các ông lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế, giáo dục với kết quả trúng rất nhiều gói thầu với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ loại thầu cực thấp. Hầu hết các gói trúng thầu của Công ty NSJ là mua sắm vật tư công với 100% tiền ngân sách, các mã hàng có giá rất cao so với thị trường và chủ yếu có nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc và một số nước khác.
Xe trẻ em 3 bánh màu bạc có giá trúng thầu 8.430.000 đồng/chiếc. Ảnh Quang Thịnh
Khi phóng viên TTV đối chiếu các mã sản phẩm trúng thầu với tờ khai hải quan không khỏi giật mình có những mã hàng với giá trị chênh lệch khá lớn. Điển hình như “Bộ vận động đa năng bé tự xây dựng” có xuất xứ Trung Quốc model 2223 được nhập về với giá đã tính thuế 3.300.000 đồng/bộ và trúng thầu với giá 13.000.000 đồng/bộ. Kế tiếp là “xe trẻ em 3 bánh kiểu xích lô” model 496.00 xuất xứ Đan Mạch theo đơn giá dự thầu của NSJ là 13.300.000 đồng, trong khi giá nhập về bao gồm thuế là 1.776.069,22 đồng /chiếc.
Xe trẻ em 3 bánh màu bạc xuất xứ Đan Mạch, model 479.74 có giá gốc 1.148.134,78 đồng/chiếc, giá trúng thầu 8.430.000 đồng. Xe trẻ em 3 bánh chở 2 người ngồi phía sau, mã số: 46800, nhãn hiệu: Winther có giá trúng thầu 13.320.000đ trong khi giá gốc là 1.603.122,38 đồng/chiếc. Xe trẻ em 3 bánh có chỗ đứng phía sau, mã số: 442.14, với giá trúng thầu 3.040.000 đồng/chiếc, giá nhập về 413.930,48 đồng.
Xe trẻ em 3 bánh chở 2 người ngồi phía sau mặc dù nhìn thiết kế đơn giản nhưng có giá trúng thầu 13.320.000 đồng. Ảnh Nhật Tuệ
Chỉ cần tính sơ qua các mã hàng trên có thể thấy đây là ngành nghề hợp pháp siêu lợi nhuận, giá của các mặt hàng đầu vào và đầu ra chênh lệch ít nhất từ hơn 6 lần đến gần 13 lần.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, phóng viên TTV đã liên hệ và có buổi trao đổi với lãnh đạo công ty NSJ. Tại đây, bà Hoàng Thị Thúy Nga – Chủ tịch NSJ Group đã chia sẻ và cung cấp thêm thông tin về các gói thầu đang gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Tuy nhiên, liên quan vấn đề giá cả thì bà Nga trả lời hết sức chung chung và không hề cung cấp số liệu cụ thể để đối chiếu.
Phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề tại sao lại có giá chênh lệch như vậy, thí dụ “Bộ vận động đa năng bé tự xây dựng” giá nhập về sau thuế chỉ có hơn 3 triệu nhưng được bán với giá hơn 4 lần? Bà Hoàng Thị Thúy Nga cho rằng: “Thực ra là bọn chị nhập về thêm 10% thuế, xong rồi lắp đặt bảo hành, rồi chi phí quản lý của công ty, tính tất cả mọi thứ vào và bán 13 triệu, chứ không phải từ 3 triệu lên 13 triệu, 400% như thế.”
Lỗ hổng luật hay lỗ hổng quản lý?
Nhà nước đã và tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng, hoàn thiện các thủ tục về mua sắm vật tư, tài sản công thông qua hình thức đấu thầu với mục tiêu là bảo đảm đồng tiền đóng thuế của toàn xã hội được chi đúng pháp luật, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Các hoạt động đấu thầu luôn được quan tâm và yêu cầu đảm bảo tính minh bạch, khách quan, tiết kiệm tối đa Ngân sách thông qua quy định của luật. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu được xác định là một quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp một trong các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa hoặc lựa chọn nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên cơ sở bảo đảm sự cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế. Giá gói thầu phải được tính đúng, chính xác, đầy đủ toàn bộ các chi phí để thực hiện cho gói thầu, bao gồm cả các chi phí dự phòng, các khoản thu của thuế, phí, lệ phí.
Quy định rõ ràng là vậy, nhưng khi đọc kết quả trúng thầu ở các gói thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy do Sở Giáo dục tại các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh…cho thấy, các trang thiết bị đã được bên chào thầu và bên mở thầu duyệt mua với giá quá cao và có dấu hiệu thất thoát Ngân sách.
Một trong các gói thầu mua sắm trang thiết bị trường học mà Công ty TNHH NSJ trúng.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là công tác chuẩn bị cho hồ sơ các gói thầu được thực hiện như thế nào, đã đầy đủ và tuân thủ các bước theo luật đấu thầu hay chưa (vd: dự toán, thẩm định đánh giá năng lực nhà thầu). Bởi nếu so sánh với đơn giá nhập khẩu đã bao gồm thuế thì giá chào thầu và trúng thầu thực sự chênh lệch rất lớn.
Cứ giả định rằng, trên thực tế, có thể các đơn vị làm công tác chuyên môn như các Sở Giáo dục gặp khó khăn trong việc xác định giá chính xác trên thị trường từng loại trang thiết bị thì theo Luật Đấu thầu, bên mời thầu có thể thuê tổ chuyên gia và tổ thẩm định để đưa ra giá gói thầu một cách hợp lý nhất. Quy định về tổ chuyên gia tại Khoản 43 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có ghi: “Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.
Ngoài Luật Đấu thầu, các Bộ ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động của ngành mình, địa phương mình cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể để quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Ngân sách khi mua sắm thiết bị, vật tư công. Vì thế, dư luận có quyền đặt câu hỏi, khoảng cách chênh lệch quá cao về giá gốc mua, giá chào thầu và duyệt mua ở các gói thầu mà Công ty NSJ trúng thầu tại các địa phương kể trên là “khoảng cách diễn ra đúng quy trình, đúng quy định”, là lỗ hổng trong luật chưa được bịt kín hay là khoảng cách bộc lộ các lỗ hổng trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách-tiền thuế của dân ? Dư luận cũng cần sự công khai, minh bạch một cách thực chất theo đúng các luật của Nhà nước đã quy định về sử dụng ngân sách, từ đó thấy cách làm đúng, địa phương làm tốt thì phát huy, nơi nào làm sai, ai làm sai thì phải sửa và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tại điểm a,b,c,d, Khoản 2 Điều 11, Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 quy định chi tiết về việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước… quy định rõ:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu
2. Giá gói thầu.
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
a) Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
d) Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet.Nguồn ttv24
0 Comments:
Post a Comment