Monday, June 29, 2020

Lòng dân và Dân nguyện

Lòng dân

Gia đình Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí có tang sự đau buồn. Trong số những vòng hoa gửi đến có những vòng hoa của những người dân không quen biết gia đình tang gia. Họ chia buồn với tang gia từ tấm lòng của “những người yêu công lý…”.
Lòng dân và Dân nguyện
Hiện nay ở xã hội ta, hiếm có quan chức nào nhận được “những tấm lòng” như thế khi gia đình hữu sự.

Những gì mà ông Lê Minh Tri làm vừa qua về Vụ kêu oan Hồ Duy Hải đủ để “xúc động lòng dân”.

Trong một “bối cảnh quyền lực khó khăn” của cơ chế Xã Hội Chủ Nghĩa, để kiên quyết kháng nghị như ông Trí là một điều hết sức đáng trân trọng.

Vụ kêu oan Hồ Duy Hai cho đến nay không còn ở phạm vi của riêng gia đình Hải, mà nó đã vang ra tiếng kêu công lý cho cả nền tư pháp.

Trong một xã hội mà tư pháp xa rời công lý thì người dân biết bấu víu vào đâu khi bất công như tai bay vạ gió ập xuống họ?

Một xã hội mà tư pháp xa rời công lý thì cả hệ thống hành pháp sẽ vận hành trong vô pháp và đẩy xã hội đến bên tối tăm lầm than!

Chỉ với những dòng viếng ngắn ngủi nhưng cho chúng ta thấy cả một vòm trời khát khao công lý của lòng dân.

Dân huyện

Dân nguyện về ngữ nghĩa chính là ước nguyện của dân.

Theo Luật Tổ chức Quốc Hội năm 2014 thì một số vị đứng đầu QH (hiện nay là 17 vị) là Ủy ban thường vụ QH. Để giúp việc cho Ủy ban thường vụ QH có một số ban trong đó có Ban Dân nguyện.

Ban Dân nguyện có chức năng theo luật định “Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội, hướng dẫn Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân về công tác dân nguyện, Nghiên cứu và đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật…”.

Tức Ban Dân nguyện là “đầu nối” giữa dân với QH.

Nói như thế để thấy công tác dân nguyện ở QH quan trọng đến dường nào, tác động lớn đến chính sách lập pháp ra sao.
Lòng dân và Dân nguyện
Ban Dân nguyện nhiệm kỳ này “lọt chức” Phó Trưởng ban vào tay một người không phải Đại biểu QH và có nhiều phát biểu “gây giựt gân” trên truyền thông, là ông Đỗ Văn Đương.

Dân nguyện, nhưng sao QH giao cho một người ngoài Quốc Hội làm Phó Trưởng ban?

Trong số các Đại biểu QH không có ai xứng đáng với chức vụ này hay sao?

Một bổ nhiệm quá phí lý!

Một bổ nhiệm coi thường công dân!

Lòng dân thì đang khát khao về một xã hội ấm no hạnh phúc và công lý không xa rời mọi người. Ước nguyện đó của dân đến với Quốc Hội lẽ nào cứ phải “qua tay” những người không phải Đại biểu Quốc Hội như ông Đỗ Văn Đương… !?

Trần Đình Dũng

Lòng dân và Dân nguyện Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment