Người ta không chỉ sơ suất một lần, mà những nhiều lần - cả con dao lẫn cái thớt đều bị “sơ suất” đem đốt đi trong khi vẫn còn ở hiện trường vụ án. Và sai sót tiếp theo còn nghiêm trọng hơn, là, mua con dao và cái thớt khác về để thay thế.
Như vậy, dựa vào đâu để kết tội bị cáo? Có nhiều vụ án người ta do đã quá mệt mỏi hoặc nghĩ rằng có thể kêu oan sau đó, nên họ đã chấp nhận khai nhận như sự gợi ý hoặc dẫn dắt của cảnh sát điều tra. Theo thống kê về nghiên cứu tâm lý, ở Mỹ, có tới khoảng 30% số vụ án cho “lời khai thú tội giả” vì nhiều lý do hoặc hoàn cảnh khác nhau.
Trong khi, vụ án của Hồ Duy Hải, chỉ dựa vào các lời khai để suy luận theo hướng kết tội, ngược lại, lại bỏ qua những sai lầm trong công tác thu thập chứng cứ, rõ ràng, nếu có luật về chứng cứ (như ở Mỹ là Law of Evidence), thì đương nhiên toàn bộ vụ án sẽ bị huỷ bỏ và bị can được phóng thích ngay lập tức. Vì sự thu thập đã không đảm bảo hợp pháp và có dấu hiệu bị, tác động hoặc làm cho sai lệch.
Chẳng lẽ, một nền tư pháp và một thiết chế quyền lực như Quốc hội lại chấp nhận sự sai sót trong việc xét xử của nhánh tư pháp mà những sai sót ấy được thừa nhận công khai trước toàn dư luận và ngay trước mắt các vị? Các vị có khi nào nghĩ các sai sót ấy sẽ một ngày lặp lại với chính mình trong một tình huống khác?
Hiến pháp, yêu cầu việc kết tội phải dựa vào các chứng cứ thông qua việc chứng minh bằng một chu trình hợp pháp. Nhưng dấu hiệu hợp pháp và chứng cứ chứng minh đều đã không đảm bảo, sự vi hiến đã quá rõ ràng, chẳng lẽ những người đại diện cho quyền lực và với chức năng lập hiến, lập pháp, lại chấp nhận một sự xét xử như thế?
Nếu chấp nhận điều này, các vị đang đại diện cho điều gì? Và lời thề mà ông Chánh án tuyên ngôn khi nhậm chức với một bàn tay đặt lên cuốn Hiến pháp, nó có ý nghĩa gì trên thực tế và trong tinh thần luật pháp mà ông đang đại diện cho?
—————
Người ta là ai?
Sơ suất dưới vỏ bọc (lỗi) ý chí nào?
Vứt đi đâu và tại sao lại vứt?
Cớ sao lại là con dao (và cả cái thớt, đều là hung khí)?
LS Lê Luân
0 Comments:
Post a Comment