Thursday, June 25, 2020

Quy định ban bố tình trạng khẩn cấp ô nhiễm không khí

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường lần này ban hành hàng loạt giải pháp hạn chế tác động về ô nhiễm không khí. Đáng lưu ý là việc xây dựng khung hành lang pháp lý ban bố tình trạng khẩn cấp.
Quy định ban bố tình trạng khẩn cấp ô nhiễm không khí
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sẽ đưa ra một số nguyên tắc cơ bản về ban bố tình trạng khẩn cấp, dự kiến có thể giao cho Chính phủ quy định chi tiết việc ban bố tình trạng khẩn cấp thông qua một nghị định. Tuy nhiên, kinh nghiệm một số nước như Trung Quốc, Thái Lan cho thấy, trường hợp ô nhiễm lên ngưỡng rất xấu và nguy hại có thể ban bố tình trạng khẩn cấp.

Một số biện pháp có thể triển khai như yêu cầu cơ sở sản xuất công nghiệp giảm công suất sản xuất, cấm một số loại phương tiện giao thông trong nội đô, yêu cầu các công trình xây dựng phun nước. Điều chỉnh thời gian làm việc, đến trường của học sinh, người dân.

Về thẩm quyền, Chủ tịch UBND tỉnh có thể ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ô nhiễm xảy ra tại địa bàn tỉnh. Thủ tướng sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ô nhiễm xảy ra liên tỉnh, liên vùng. Trường hợp ô nhiễm không khí lên ngưỡng tím (rất có hại cho sức khỏe) hoặc ngưỡng nâu (nguy hiểm đến sức khỏe), Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ có thể ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí với nhiều giải pháp như hạn chế giao thông, xây dựng, cho học sinh nghỉ học.

Cơ quan làm luật sẽ nghiên cứu các điều kiện cụ thể để ban bố tình trạng khẩn cấp, trong đó có hai tình huống phổ biến, một là khi xảy ra sự cố môi trường, hai là khi chất lượng không khí trở nên rất xấu.

Nguồn ttv24

Quy định ban bố tình trạng khẩn cấp ô nhiễm không khí Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment